Kỷ nguyên mới: Năng lượng chủ yếu là gió và mặt trời?

QUẢNG CÁO

solarpower300810(Hóa học ngày nay-H2N2)-“Những nghiên cứu và phát triển liên tục các nguồn năng lượng thay thế sẽ nhanh chóng thúc đẩy sự xuất hiện một kỷ nguyên mới trong Lịch sử loài người, trong đó hai nguồn điện tái sinh là điện gió và điện mặt trời sẽ đóng góp áp đảo trong ngành năng lượng”. Một nhà khoa học đã từng được giải Nobel đã nói như vậy tại Hội nghị lần thứ 240 của Hội Hoá học Mỹ”.

Tiến sĩ Walter Kohn, người được trao giải Nobel Hoá học năm 1998 và đang làm việc tại Trường ĐH California, phân hiệu tại Santa Barbara, đã lưu ý rằng dầu mỏ và khí thiên nhiên, hiện nay vẫn đang cung cấp khoảng 60% tổng năng lượng toàn cầu và được dự đoán là từ nay cho đến 10 – 30 năm sau vẫn chiếm một tỷ trọng cao nhất. Sau đó, hai nguồn nhiên liệu này sẽ giảm tỷ lệ một cách nhanh chóng.

Nobel gia Walter Kohn nhận định: “Khuynh hướng này đã tạo ra hai thách thức toàn cầu chưa từng có tiền lệ. Một là nó đe doạ sự thiếu hụt năng lượng trên quy mô toàn thế giới. Hai là nó tạo ra nguy cơ không thể chấp nhận được là sự nóng lên toàn cầu và những hậu quả của nó”.

Ông  chỉ ra rằng các thách thức đó đòi hỏi phải tìm ra nhiều giải pháp khác nhau mà theo ông: “Giải pháp tốt nhất là tiếp tục áp dụng những tiến bộ khoa học và kỹ thuật cung cấp các nguồn năng lượng thay thế phong phú, an toàn, sạch và không thải cácbon. Vì những thách thức đó mang tính toàn cầu, nên công tác khoa học và công nghệ phải huy động được sự hợp tác quốc tế ở mức tối đa và bắt đầu ngay lập tức”.

Trong thập kỷ qua, sản lượng điện mặt trời tăng 90% và phong điện tăng 10%. TS Kohl hy vọng hai nguồn năng lượng vô tận này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thập kỷ tới và sau đó nữa để đưa nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới trong lịch sử, trong đó năng lượng mặt trời và năng lượng gió chiếm vị trí chủ đạo. Một vấn đề quan trọng khác, có ý nghĩa không kém nhưng còn ít được quan tâm là cần giảm việc tiêu thụ điện tính theo đầu người tại các nước phát triển. Ông nói:

windpower300810

… năng lượng gió

“Một tấm gương rất tiêu cực là tiêu thụ xăng dầu ở Mỹ cao hơn mức trung bình của thế giới đến 5 lần” – ông nói – “Thật không thể hiểu được, các nước kém phát triển lại đặt mục tiêu đưa mức sống lên ngang bằng những nước đã phát triển cao theo mô hình sẵn có mà lẽ ra họ phải tìm mọi cách để ổn định dân số đang tăng lên nhanh chóng của mình”.

Kohn lưu ý rằng ông rất ấn tượng với việc các sinh viên trong Trường ông đã góp chung một quỹ tập thể để trang bị các pin mặt trời cung cấp toàn bộ điện cho khu nhà thi đấu: “Khi những người trẻ tuổi đã chủ động đứng ra giải quyết những vấn đề năng lượng và nóng lên toàn cầu thì đó quả là điều kỳ diệu. Đó là một sự cam kết xã hội đầy ý nghĩa trong thời đại của chúng ta”.  

Tuấn Hà

Nguồn VietnamNet/ EurekaAlert

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *