Năng lượng tái tạo đạt 20% tổng sản lượng điện tại Đức

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Lo ngại sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, Nhật Bản, hàng nghìn người dân Đức đã xuống đường kêu gọi bãi bỏ năng lượng nguyên tử. Tháng 5/2011, chính phủ Đức đã chịu khuất phục trước áp lực của công chúng và công bố kế hoạch đóng cửa 17 nhà máy năng lượng nguyên tử của nước này vào năm 2021 nhưng kèm theo khả năng 3 nhà máy sẽ tiếp tục hoạt động tới 2022 nếu việc chuyển dịch sang năng lượng tái tạo không tiến hành nhanh chóng như mong đợi.

Đưa ra một số hy vọng rằng Đức sẽ đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, tạp chí điện tử toàn cầu Spiegel đã tổng kết một báo cáo của Hiệp hội ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp nước của Đức (BDEW) cho thấy, lần đầu tiên, nguồn năng lượng tái tạo chiếm hơn 20% tổng điện năng nước Đức trong nửa đầu năm 2011.

Theo báo cáo, nguồn năng lượng tái tạo chiếm 18,3% tổng nhu cầu trong năm 2010, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2011 con số này tăng tới 20,8% trong khi tổng lượng sử dụng của Đức vẫn giữ nguyên là 275,5 tỷ KWh từ năm 2010. Mặc dù báo cáo cho rằng việc tăng này không có mối liên hệ với sự đóng cửa 7 nhà máy năng lượng hạt nhân sau thảm họa tại Fukushima Daiichi, nó vẫn đưa ra những hy vọng rằng Đức có thể đạt được mục tiêu do Thủ tướng Angela Merkel đưa ra cho năng lượng tái tạo chiếm 35% tổng sản lượng điện năng tới năm 2022.

Trong số 57,3 tỷ KWh do năng lượng tái tạo cung cấp trong 6 tháng đầu năm 2011, năng lượng gió chiếm ưu thế với 20,7 tỷ kWh (7,5% tổng sản lượng điện), tiếp theo là năng lượng sinh khối với 15,4 tỷ kWh (chiếm 5,6%), năng lượng quang điện mặt trời 9,6 tỷ kWh (3,5%), năng lượng hydro với 9,1 tỷ kWh (3,3%) và năng lượng từ nguồn chất thải và các nguồn khác cung cấp 2,2 tỷ kWh (chiếm 0,8%).

Năng lượng mặt trời đã cho thấy một bước tiến lớn, tăng 76% trong năm 2010. BDEW đã trích dẫn rằng sự gia tăng cạnh tranh khiến giá lắp đặt quang điện giảm và quyết định của chính phủ liên bang không cắt trợ cấp cho các máy phát điện mặt trời tư nhân như kế hoạch ban đầu là lý do chính cho sự gia tăng này.

Theo BDEW, do số lượng lắp đặt quang điện mới và năng lượng mặt trời dồi dào trong mùa xuân nên năng lượng mặt trời đã khiến năng lượng điện hydro bị kìm chân ở vị tri thứ 3 trong 6 tháng đầu năm.

Hoahocngaynay.com

Nguồn NASATI/Gizmag

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *