Nga-Mỹ bắt tay giảm trừ vũ khí hóa học

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Theo “Công ước cấm phổ biến vũ khí hóa học”, Nga và Mỹ phải loại trừ hoàn toàn vũ khí hóa học khỏi kho vũ khí của mình trước thời hạn tháng 4 /2012.

Theo các điều khoản của hiệp ước, 2 nước không được phát triển, sản xuất, tàng trữ, chuyển nhượng hay sử dụng vũ khí hóa học và dần dần phải tiến tới loại bỏ hoàn toàn.

Bộ ngoại giao Nga cho biết: “Tính đến ngày 26/11, Nga đã phá hủy được 17.998,205 tấn vũ khí, chiếm khoảng 45,03% kho vũ khí hóa học”, phù hợp với lộ trình loại trừ mà họ đã cam kết.

Bộ này cũng cho biết, Nga cam kết sẽ phá hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học gồm 39.966 tấn của mình đúng thời hạn của công ước.

Tham gia ký kết công ước vào năm 1993, được phê chuẩn năm 1997, đến nay Chính phủ Nga đã phân bổ 7,18 tỷ USD ngân sách liên bang để thực hiện chương trình trên.

Vũ khí hóa học của Nga được đem đi tiêu hủy.

Hiện tại, 5 nhà máy hóa chất xây dựng để phá hủy vũ khí hóa học được xây dựng xong ở các khu vực: Gorny (khu vực Saratov), Kambarka (nước cộng hòa Udmurita), Nizhny Novgorod, Maradykovo (khu vực Kirov) và khu vực Kurgan của Siberia. Hai nhà máy khác đang được xây dựng.

Tại hội nghị thưởng đỉnh G8 năm 2002 ở Kananaskis, các quốc gia phương Tây cam kết tài chính và công nghệ với Nga để giải giáp hoặc chuyển đổi vũ khí hóa học và các cơ sở sản xuất như một phần của quan hệ đối tác toàn cầu chống phổ biến vũ khí hủy diệt.

Về phần mình,Mỹ cũng cam kết sẽ tiêu hủy 90% vũ khí hóa học trước tháng 4/2012. Số còn lại sẽ được tiêu hủy trong 2 giai đoạn: 2012-2015 và 2017-2018.

Theo kế hoạch thì Mỹ sẽ tái chế 22.958 tấn chất độc và 2,1 tấn đạn hóa học trong tổng số 31.500 tấn vũ khí hóa học mà nước này sở hữu từ những năm 1990. Trong thời gian này, Mỹ sẽ  cho xây dựng các nhà máy tái chế vũ khí hóa học ngay cạnh 2 kho vũ khí lớn là Pueblo và Bule-Grass.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học đưa ra số liệu, trong đó chỉ ra rằng các quốc gia thành viên đang sở hữu vũ khí hóa học mới chỉ tiêu hủy được hơn 50% số vũ khí mà họ đã tuyên bố và cam kết. Hiện có tất cả 188 quốc gia trên thế giới cùng cam kết tham gia vào Tổ chức OPCW, trong đó có Nga, Mỹ, Albania, Ấn Độ và Lebanon.

Tuy nhiên, trong cộng đồng quốc tế còn có Israel và Myanma chưa phê chuẩn, đồng thời cũng còn một số quốc gia không chịu tham gia Công ước này, đó là Angola, Ai Cập, Triều Tiên, Syria và Somali.

Xuân Phong

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Báo Đất Việt/Rian

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *