Nghiên cứu các giải pháp hợp lý khai thác các mỏ đá lộ thiên ở Việt Nam

QUẢNG CÁO

mo_da_lo_thienĐá có giá trị sử dụng phân bố hầu hết trong các tỉnh ở nước ta, từ Lạng Sơn đến Hà Tiên và khắp đất nước đâu cũng có các công ty xí nghiệp, công trường hoặc từng nhóm các cá nhân, tổ chức khai thác và chế biến đá. Ngoài các mỏ đá lớn do các công ty xí nghiệp quản lý khai thác thì việc khai thác ở các điểm còn lại là tự do, mức độ cơ giới hóa thấp, chủ yếu sử dụng lao động thủ công, khai thác không tuân thủ các quy trình kỹ thuật và kỹ thuật an toàn. Hậu quả là tình trạng vi phạm luật khoáng sản, luật lao động, luật môi trường và quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên, không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn trong lĩnh vực khai thác đá, gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng; gây tổn thất tài nguyên, ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Từ thực trạng trên, năm 2009, Bộ Công thương đã phối hợp với trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp hợp lý khai thác các mỏ đá lô thiên ở Việt Nam” do ThS. Hoàng Tuấn Chung làm chủ nhiệm đề tài.

Mục tiêu của đề tài là khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý kỹ thuật, kỹ thuật an toàn trong công nghệ khai thác đá bằng phương pháp lộ thiên; Xây dựng các tiêu chí để phân loại làm cơ sở cho công tác quản lý các hoạt động khai thác mỏ đá và lựa chọn công nghệ khai thác hợp lý; Xây dựng các mô hình công nghệ khai thác phù hợp dựa trên kết quả phân loại theo quy mô, đặc điểm các mỏ khai thác đá lộ thiên.

Trên cơ sở phân loại mỏ dựa vào các tiêu chí cơ bản như quy mô sản lượng khai thác, tổng doanh thu khai thác, tổng vốn đầu tư xây lắp và thiết bị, đề tài khuyến nghị lựa chọn công nghệ phù hợp cho từng loại mỏ theo quy mô, tận dụng năng lực hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất, quan tâm đúng mức tới sử dụng tổng hợp và triệt để tài nguyên khoáng sản, cụ thể là:

–         Ưu tiên lựa chọn thiết bị, công nghệ mới theo hướng sản xuất sạch với các tiêu chí năng suất cao, ít tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng, bảo đảm an toàn và thân thiện với môi trường sinh thái. Coi trọng và đẩy mạnh việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn trong sản xuất để vừa nâng cao hiệu quả sản xuất vừa cải thiện và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

–         Áp dụng ngay từ đầu công nghệ hiện đại, có trình độ cơ giới hóa và tự động hóa cao đối với mỏ đá mới xây dựng có quy mô lớn; nâng cao tối đa mức độ cơ giới hóa các khâu sản xuất, áp dụng các hệ thống khai thác, chế biến hợp lý để giảm thiểu tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường đối với các mỏ đá mới xây dựng quy mô vừa và nhỏ.

–         Đối với các mỏ đá hiện đang hoạt động, tùy điều kiện thực tế của từng mỏ để cải tạo, đổi mới công nghệ theo hướng thay thế dần các thiết bị cũ bằng các thiết bị mới tiên tiến đi đôi với đổi mới công nghệ cho phù hợp. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề; cố gắng tăng cường cơ giới hóa, giảm lao động thủ công trong các công đoạn sản xuất ở các mỏ đá.

Có thể tìm đọc toàn bộ kết quả nghiên cứu của báo cáo KQNC Đề tài (mã lưu trữ 7829) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn)

Hoahocngaynay.com

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *