Nghiên cứu quy trình công nghệ tuyển và sản xuất thuốc tuyển quặng Apatit loại II Lào Cai

QUẢNG CÁO

tuyen_quang_apatit(H2N2)-Quặng apatit – nguồn nguyên liệu chính để sản xuất phân lân có tổng trữ lượng khoảng 2.550 triệu tấn các loại trong bể quặng Apatit Lào Cai, trong đó có khoảng 823 triệu tấn quặng loại II. Mặc dù trữ lượng chiếm khoảng 1/3 nhưng từ trước đến nay, loại quặng này vẫn chưa tìm ra được phương pháp tuyển.

Công ty Apatit Việt Nam kết hợp với Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam và Trường Đại học Mỏ  – Địa chất, nghiên cứu và thực hiện đề đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ  tuyển và sản xuất thuốc tuyển quặng Apatit loại II Lào Cai”. Hiện dây chuyền tuyển thử đang được thực hiện nghiên cứu tuyển bán công nghiệp tại Nhà máy tuyển quặng Tằng Loỏng  từ 16/6 Sau gần 3 tuần chạy thử, kết quả cho thấy hoàn toàn khả quan. Nếu dây chuyền được đưa vào sử dụng sẽ góp phần khai thác được tối đa quặng loại II.

Ông Nguyễn Trọng Phú – Giám đốc Nhà máy tuyển Tằng Loỏng – chia sẻ, nguồn nguyên liệu quặng loại III cung cấp cho các nhà máy tuyển lại cạn dần nên tình hình khai thác và tuyển quặng của các nhà máy tuyển ngày càng khó khăn. Quặng apatit loại II có trữ lượng lớn, nhưng hiện tại mới chỉ được khai thác khoảng 1% để sử dụng trực tiếp làm phân lân nung chảy. Vì thế, rất cần thiết để phải làm giàu quặng loại II để thay thế dần quặng loại III.

Ông Bùi Đăng Học – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai các sản phẩm tuyển quặng (thuộc Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam) – thành viên nhóm đề tài cho biết, bắt đầu từ năm 2009, Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với trường Đại học Mỏ – Địa chất nghiên cứu tìm ra loại thuốc tuyển quặng II này. Ông nhận định: so với quặng apatit loại III, việc tuyển quặng apatit loại II khó khăn hơn nhiều, do trong mạng lưới tinh thể của quặng IIcùng có chứa cation Ca2+ có cùng hoạt tính tuyển nổi, bề mặt tinh thể của chúng có những đặc tính điện hoá rất giống nhau nên việc tách riêng chúng ra khỏi nhau bằngcác loại thuốc tuyển quặng loại III không giải quyết được. Vì vậy cần thiết phải tìm ra một loại thuốc tuyển có độ chọn lọc cao đối với thành phần apatit. Để làm tăng độ chọn lọc cho thuốc tuyển nổi quặng apatit loai II, nhóm nghiên cứu đã đề xuất việc nghiên cứu chế tạo thuốc tập hợptuyển nổitrên cơsở các hợp chất ankyl hydroxamic axit (AHA), là một loại thuốc tuyển có độ chọn lọc cao, đã được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu để tuyển quặng apatit -dolomit (tương tự như quặng Apatit loại II Lào Cai).

Hiện đề tài đang được thực hiện thử với hình thức tuyểnbán công nghiệp tại Nhà máy tuyển quặng Tằng Loỏng. Theo kết quả tuyển bán công nghiệp từ 16/6 đến nay, với các mẫu thuốc tuyển do Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam chế tạo, khi tuyển nổi mẫu quặng apatit loại II tại khu mỏ Cam Đường thu được tinh quặng có hàm lượng P2O5 từ 30,7÷32,5%, MgO từ 0,9÷2,05%, thu hoạch tinh quặng đạt 49,78÷55,76%, thực thu P2O5 từ 59,48÷62,94%.

Kết quả này cho thấy, có thể sử dụng thuốc tuyển do Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam chế tạo để tuyển quặng apatit loại II Lào Cai. Kết quả ban đầu đã mở ra một hướng đi mới trong công tác khai thác và chế biến quặng apatit tại Lào Cai. Nếu thành công sẽ đem lại lợi ích rất lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về xã hội.

Hoahocngaynay.com

Nguồn Báo Công Thương

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *