Nghiên cứu tiềm năng khí hydrate ở thềm lục địa Việt Nam

QUẢNG CÁO

khi_hydrate1Ngày 3/6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 796/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.”

>> Nghiên cứu tiềm năng khí hydrate ở thềm lục địa Việt Nam

Khí hydrate hay băng cháy (tên tiếng Anh: Clathrate hydrates, gas clathrates, methane hydrate) là hỗn hợp rắn giống băng của khí hydrocacbon và nước, thành phần chủ yếu là khí methane. Được hình thành ở điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp. Khi hàm lượng khí methane vượt quá 75% thành phần của hỗn hợp khí thì chúng được gọi methane hydrate.
Methane hydrate có tỷ trọng là 913kg/m3. Khi cháy sẽ giải phóng ra 164 m3 khí methane. Việc nghiên cứu về Hydrate khí đã được một số nước trên thế giới bắt đầu từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX (Liên Xô trước đây, Mỹ, Canada, Đức…), nhưng việc điều tra địa chất Hydrate khí trên các vùng biển mới được một số nước tiến hành từ những năm 80 – 90 và được đẩy mạnh thành các chương trình quốc gia từ năm 2000 (Nga, Mỹ, Canada. Mehico, Ấn Độ…), trong đó có các nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…) và một số nước Đông Nam Á (Malaysia. Indonesia).
Theo quyết định, Chương trình gồm những nội dung chủ yếu là nghiên cứu, điều tra cơ bản khí hydrate nhằm xác định tiềm năng nguồn tài nguyên này ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; nghiên cứu, điều tra cơ bản phải mang tính kế thừa, có chọn lọc, tiếp thu những thành tựu công nghệ mới của thế giới.

Chương trình cũng ưu tiên hợp tác với các nước có trình độ khoa học công nghệ tiến tiến về nghiên cứu, điều tra khí hydrate; xây dựng hệ thống thể chế, chính sách pháp luật để quản lý, đảm bảo an toàn trong nghiên cứu, điều tra, thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên này và bảo vệ môi trường.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ mục tiêu tổng quan và các mục tiêu cụ thể của Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam giai đoạn 2010-2015; các giải pháp và hình thức tổ chức thực hiện chương trình.

Ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn có Danh mục các nhiệm vụ, Dự án thuộc Chương trình nghiên cứu cơ bản tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam./.

Hoahocngaynay.com

Nguồn: Vietnam+

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *