Nguồn dược phẩm tiềm năng từ hệ cộng sinh của kiến

QUẢNG CÁO

kien(Hóa học ngày nay-H2N2)-Trong những năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu một bộ ba cộng sinh gồm có kiến, nấm và vi khuẩn: loài kiến nhiệt đới cắn lá, nhờ đó hỗ trợ nấm phát triển và giúp nấm mọc nhanh hơn. Sau đó kiến tấn công các nấm cộng sinh này và ăn nó. Trong khi đó, các vi khuẩn sống trên kiến sản sinh ra các chất kháng sinh có tác dụng ngăn không cho nấm ăn thịt tấn công nấm cộng sinh và phá hủy nguồn thức ăn này của kiến.

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hệ cộng sinh nói trên còn là một nguồn hóa chất phong phú, bao gồm các chất kháng sinh và enzym có khả năng phân hủy sinh khối thành nhiên liệu sinh học. Giáo sư Cameron R.Currie tại Đại học Wisconsin, Madison (Mỹ) đã công bố khám phá mới của ông: Nấm cộng sinh có khả năng sinh ra các enzym xenlulaza, giúp phân hủy lá cây do kiến cắn ra. Nhưng loại nấm này chỉ sinh ra enzym đó trong môi trường tự nhiên của nó. Do vậy, những nỗ lực nuôi cấy nấm để tạo ra xenlulaza trong phòng thí nghiệm đều bị thất bại mà trước đây người ta không thể giải thícch được vì sao.

Hợp tác với giáo sư Clardy tại Trường y học Harvard (Mỹ), giáo sư Currie cũng khám phá ra một hệ tương tự bao gồm bọ cây thông và vi khuẩn có khả năng sản sinh ra mycangimycin, một peroxit không bão hòa có tác dụng cản trở sự xâm lược của nấm. Một về dụ khác, ong bắp cày vằn vàng và đen thường mang đến 6 dòng vi khuẩn có khả năng sản sinh ra các hợp chất bảo vệ.

Theo giáo sư Currie, kiến đã phát triển các khoang chứa đặc biệt trên các bộ xương của chúng, ở đó chúng nuôi các vi khuẩn bảo vệ. Chất kháng sinh mới được tìm ra, mà Clardy và Currie gọi là dentigerumycin, là một depsipeptide có chứa các axit amin, như axit piperazic và N-hydroxyalanine, cũng như mạch bên polyketide có chứa vòng pyran. Hợp chất này có thể là một điểm xuất phát tiềm năng để sản xuất các dược phẩm mới có khả năng tiêu diệt các tề bào phát triển nhanh, ví dụ các tế bào ung thư. Nhóm của  GS Currie cũng đã bắt đầu tìm cách sử dụng các hợp chất của hệ cộng sinh nói trên để phân hủy các sợi xenlulo với mục đích chuyển hóa sinh khối thành nhiên liệu sinh học.

Theo Chemical & Engineering News/Vinachem


Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *