Nguy cơ hiệu ứng nhà kính từ nhiên liệu sinh học

QUẢNG CÁO

GreenhouseEffectThời gian gần đây, việc sử dụng nhiên liệu sinh học thay thế cho dầu hoả cho các phương tiện giao thông ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng việc sản xuất ethanol sinh học từ ngô có thể tăng nguy cơ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do việc sử dụng đất trồng lúa gạo để trồng ngô cho mục đích sản xuất ethanol, gây ra hai hiện tượng dẫn đến phát thải gián tiếp CO2 vào khí quyển: thâm canh nông nghiệp và sự biến mất của đồng cỏ và rừng.

Thâm canh nông nghiệp thường xuyên (cày cấy, bón phân, thu hoạch…) phát thải nhiều CO2 hơn cả thu hoạch đồng cỏ và rừng – vốn là nơi tích trữ một lượng lớn carbon trong đất. Việc thay thế đồng cỏ và rừng bằng các cánh đồng ngô sẽ làm giảm khả năng tích trữ của các giếng carbon, dẫn đến nguy cơ thải ngược 90% lượng CO2 lưu trữ vào khí quyển do sự phân huỷ hoặc đốt các chất hữu cơ trong đất.

Theo phân tích của các nhà khoa học, lượng CO2 gián tiếp/megajun (MJ) năng lượng lên tới 800g. Nếu trồng ngô trong 30 năm liên tiếp, lượng CO2 phát thải mỗi năm là 27g/MJ.

Tổng cả lượng phát thải trực tiếp và gián tiếp dao động trong khoảng 87-92g CO2/MJ, gần bằng lượng phát thải trung bình của xăng là 96g/MJ. Giả sử tỉ lệ ethanol trong xăng tăng lên gấp đôi (> 20%) thì tổng lượng phát thải tối đa của nhiên liệu này tương đương 46g/MJ, thấp hơn 2 lần so với quy định trong chính sách về nhiên liệu sinh học của Mỹ (2007).

 

Hóa học ngày nay (Theo Futura-Sciences/Nasati)

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *