Nguyên tử hòa bình vẫn cần thiết

QUẢNG CÁO

dien_hat_nhan(H2N2)-Không nên để thảm họa tại các nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản tác động tới đà phát triển của nền năng lượng nguyên tử – Thủ tướng Nga Vladimir Putin vừa mới nhận định như vậy.

Theo ông, trường hợp vừa xảy ra cho thấy có yếu tố thiên tai và thực trạng hao mòn và lão hóa của công nghệ. Hậu quả tai nạn tại các cơ sở hạt nhân Nhật Bản cộng với lúc này các nước châu Âu tạm thời hạn chế công việc của một số cơ sở điện hạt nhân khiến cộng đồng thế giới rất lo ngại.

Vị đứng đầu Chính phủ Nga tuyên bố: Nga vẫn tiếp tục phát triển năng lượng hạt nhân. Tình hình công nghiệp hiện đại chứng tỏ rằng nguyên tử thật sự có thể phục vụ hòa bình và đảm bảo an toàn. “Các tổ máy của nó và những trang thiết bị của nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản có từ 40 năm trước. Ngày nay trên thế giới đã có những tổ máy tốt hơn và chứng tỏ rằng năng lượng hạt nhân có thể cực kỳ an toàn. Các nhà máy điện hạt nhân hiện đại được trang bị đủ tính năng bảo vệ, loại trừ sự phát triển sự kiện theo kiểu vừa xảy ra ở Nhật Bản. Ở Nga có công nghệ như vậy, ví dụ hệ thống bảo vệ, có khả năng làm việc ngay cả trong điều kiện khóa những nguồn cung cấp điện bên ngoài – mà chính khâu này đã là nguyên nhân sự cố trong nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản”.

Cuộc tranh luận về triển vọng của nguyên tử hòa bình ở thời điểm này lại nóng lên.

Hiện nay trên thế giới có 443 tổ máy điện hạt nhân, trong đó ở Mỹ 104, ở Nhật Bản 55, ở  Nga 32 và 146 cơ sở ở châu Âu. Sản lượng của khối tổ máy này chiếm hơn 20% tổng số điện năng toàn thế giới.

Theo số liệu của Hiệp hội Hạt nhân thế giới, hiện nay có 62 cơ sở đang ở giai đoạn xây dựng, trong tương lai gần sẽ có 150 nhà máy được khởi công. Trong khi đó, có một số người đòi phải loại bỏ những kế hoạch như vậy. Những ý kiến vang lên rất gay gắt ở Đức. Trước sức ép từ phe đối lập, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố lệnh ba tháng kiểm tra giải pháp về vận hành các nhà máy điện hạt nhân ở nước này.

Còn nhớ trước đây đã dự kiến rằng hoạt động của những cơ sở này sẽ được kéo dài cho đến năm 2035. Như vậy, vấn đề phát triển nguyên tử hòa bình cũng sẽ trở đề tài trong đấu tranh chính trị.

Chuyên viên Nga Anton Khlopkov nhận định: “Phái đối lập sẽ lợi dụng thảm kịch ở Nhật Bản cho những lợi ích riêng của mình và thủ đoạn đó sẽ hiện hữu không chỉ riêng ở Đức. Thái độ chống hạt nhân hòa bình cũng khá quyết liệt cả ở Thụy Sĩ, nơi đã diễn ra cuộc bỏ phiếu “nên hay không nên phát triển năng lượng hạt nhân”.

Theo kết quả thăm dò, ý kiến ủng hộ và phản đối là 50:50. Như vậy phần quyết định chỉ tùy thuộc vào một vài tiếng nói cá nhân đơn lẻ. Trên bình diện này, thảm kịch ở Nhật Bản hiển nhiên làm gia tăng tâm trạng sợ hãi và chối bỏ hạt nhân hòa bình”.

Tại Hoa Kỳ, một số thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa tán thành đóng băng chương trình quốc gia phát triển năng lượng hạt nhân hòa bình và đang phát tán những lời kêu gọi xúc tiến ban hành đạo luật về chuyển đổi hoàn toàn sang các nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên, hiện nay chưa hề có đối trọng nào để thay thế thích hợp cho năng lượng hạt nhân.

Chuyên viên Anton Khlopkov nói tiếp: “Những nguồn năng lượng thay thế như gió, mặt trời, hay điện vi sinh đều bộc lộ những hạn chế về công suất và tiềm năng, do đó không giải quyết được vấn đề cung cấp năng lượng ở tầm quốc gia”.

Tuy nhiên Pháp, Anh và Ba Lan đã tuyên bố không từ bỏ năng lượng hạt nhân hòa bình. Còn những đối tác chính của Tập đoàn nguyên tử Nga Rosatom là Trung Quốc và Ấn Độ không những không ngừng mà thậm chí còn tăng số lượng đơn đặt hàng.

Về phần mình, các chuyên gia Nga kêu gọi nghiêm túc nghiên cứu toàn bộ kinh nghiệm thành công và thất bại của thế giới khi xây dựng những nhà máy điện hạt nhân mới, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng những nhà máy hiện có.

ĐÀO HÙNG

Nguồn Tuổi trẻ

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Bình luận