Nhiên liệu từ CO2 và ánh sáng mặt trời

QUẢNG CÁO

nhienlieu(Hóa học ngày nay-H2N2)-Các lò phản ứng điện mặt trời có thể thu thập CO2 và biến nó thành CO. Những lò phản ứng tương tự cũng có thể biến nước thành hydro và oxy.

Sản phẩm của 2 quá trình này có thể được tương tác lẫn nhau để hình thành nên nhiên liệu hydrocarbon, trong một kỹ thuật được gọi là quy trình Fischer-Tropsch. Nhiên liệu sản sinh từ quy trình đó rất giống loại đang được sử dụng để vận hành xe cộ hiện nay. Do đó, không cần phải thiết kế lại động cơ và các trạm xăng một khi nhiên liệu này được đưa vào sử dụng.

Hiện lò phản ứng do các chuyên gia Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia (Mỹ) đang dùng CO2 từ khí thải của nhà máy điện. Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng sẽ tận dụng được loại khí thải này trực tiếp từ không khí. Hệ thống sử dụng một chiếc gương hình parabol khổng lồ, có nhiệm vụ tập trung ánh sáng mặt trời vào 2 phòng chứa riêng biệt bằng các vòng quay CeO2. Khi các vòng quay chuyển động, CeO2 được đun nóng lên 1.500 độ C và phóng thích oxy vào một phòng chứa. Sản phẩm còn lại của quá trình này sẽ tiếp tục đi vào phòng chứa thứ hai, tương tác với CO2 để tạo nên CO và CeO2.

Một nhóm chuyên gia khác tại Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ cũng sử dụng một hệ thống tương tự nhưng với CaO, ZnO và hơi nước. Kết quả của quá trình này là khí hydro và CO. Hệ thống này có thể sử dụng CO2 trực tiếp từ không khí.

Cả hai lò phản ứng trên đang gặp những giới hạn về mặt kỹ thuật, như lò ở Mỹ chỉ hoạt động được vài giây mỗi lần, còn lò tại Thụy Sĩ cho công suất thấp. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia do New Scientist dẫn lại, sản xuất nhiên liệu từ năng lượng mặt trời và CO2 là một trong những lĩnh vực ứng dụng có thể trở thành một cuộc cách mạng về năng lượng.

Nguồn Thanh Niên Online

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *