Nhiên liệu xanh gây hại nhiều hơn so với nhiên liệu hóa thạch

QUẢNG CÁO

nhien_lieu_xanh(Hóa học ngày nay-H2N2)-Theo một nghiên cứu của chính phủ Anh, sử dụng nhiên liệu hóa thạch cho xe cộ tốt cho môi trường hơn so với các nhiên liệu “xanh” được sản xuất từ cây trồng.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, mục tiêu của Bộ giao thông về việc tăng lượng nhiên liệu sinh học trong tổng số nhiên liệu được bán ở Anh sẽ làm cho hàng triệu mẫu rừng (acres) bị chặt phá hoặc đốt cháy để biến thành các khu đất trồng. Một số cây trồng làm nhiên liệu sinh học được sử dụng phổ biến nhất không đáp ứng được tiêu chuẩn bền vững tối thiểu do Ủy ban châu Âu (EC) đề ra.

Theo tiêu chuẩn này, mỗi lít nhiên liệu sinh học phải giảm ít nhất 35% phát thải so với đốt 1 lít nhiên liệu hóa thạch. Thế nhưng, nghiên cứu đưa ra, dầu cọ làm tăng 31% phát thải vì cácbon được thải ra khi rừng và đất đồng cỏ chuyển đổi thành các khu đất trồng. Hạt cải dầu và đậu tương cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn.

 

Quy định về nhiên liệu vận tải tái tạo năm 2010 yêu cầu 3,25% tổng số nhiên liệu thương mại phải có nguồn gốc từ các cây trồng. Tỷ lệ này mỗi năm sẽ phải tăng lên và đến năm 2020 sẽ là 13%. Bộ Giao thông đã giao cho cơ quan tư vấn E4tech nghiên cứu toàn bộ tác động của mục tiêu nhiên liệu đến các khu rừng và vùng đất chưa được khai hoang khác.

EC đã tiến hành nghiên cứu riêng nhưng lại từ chối công bố các kết quả nghiên cứu. Bản ghi nhớ nội bộ của ban nông nghiệp EC tiết lộ lo ngại về toàn bộ ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học của châu Âu được trợ cấp gần 3 tỷ bảng anh mỗi năm, sẽ bị đe dọa nếu những thay đổi gián tiếp trong sử dụng đất được tính đến trong các tiêu chuẩn về tính bền vững.

EC hy vọng bảo vệ mục tiêu về nhiên liệu sinh học bằng cách công bố các tiêu chuẩn đã được đánh giá lại, đưa các khu đất trồng cọ trở về hiện trạng giống như các rừng tự nhiên. 

 

Dự thảo các quy định mới do tạp chí The Times công bố, nêu rõ: dầu cọ được công nhận là bền vững nếu nó được sản xuất từ “khu vực được trồng cây liên tục”, được định nghĩa là các khu vực ở đó cây trồng có thể đạt chiều cao ít nhất 5m, tạo thành hơn 30% độ che phủ tầng ngọn. Nghĩa là, sự thay đổi từ rừng sang khu đất trồng cọ dầu thực chất sẽ không vi phạm tiêu chuẩn.

Phá rừng mưa để trồng các cây trồng làm nhiên liệu sinh học làm phát thải cacbon được cây trồng và đất lưu giữ. Phải mất 840 năm cây trồng lấy dầu cọ mới hấp thụ được lượng cacbon phát thải khi rừng mưa bị đốt. Sự bành chướng của ngành công nghiệp dầu cọ ở Indonexia đã làm cho nước này trở thành nước phát thải CO2 lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Mỗi năm, Indonexia mất đi diện tích rừng bằng diện tích của xứ Wales và loài đười ươi ở Sumatra đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Năm 2009, 127 triệu lít dầu cọ để bổ sung cho diezen được bán cho các lái xe ôtô ở Anh, gồm có 64 triệu lít từ Malaixia và 27 triệu lít từ Indonexia.

Theo Infoterravn

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *