Nhựa dẻo không dùng nhiên liệu hóa thạch

QUẢNG CÁO

nhua_deo(Hóa học ngày nay-H2N2)-Các nhà khoa học Hàn Quốc đã chế tạo ra một loại polymer dùng để sản xuất ra loại chất dẻo được ứng dụng nhiều trong đời sống dựa trên công nghệ sinh học, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Nghiên cứu này có thể giúp sản xuất ra loại chất dẻo thân thiện hơn với môi trường, có khả năng phân hủy sinh học và ít độc hại hơn.

Chìa khóa của nghiên cứu này chính là acid polylactic (PLA), một loại polymer sinh học được sản xuất bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên và có thể tái tạo được. Nguyên liệu sản xuất PLA là bột bắp hoặc những chất giàu tinh bột như bột lúa mì. Đặc biệt, loại polymer này có thể phân hủy sinh học trong vòng 2 tháng ở điều kiện lý tưởng. 

“PLA được xem như một sự thay thế tuyệt vời cho nhựa dẻo sản xuất bằng dầu mỏ nhờ khả năng phân hủy sinh học và ít độc hại hơn đối với sức khỏe con người.”Vũ Thủy (Theo Gizmag, CNN)
PLA sẽ được dùng làm vật liệu để sản xuất bao bì phân bón, thực phẩm và các loại bát, đĩa dùng một lần. Nó cũng được sử dụng trong một số ứng dụng y sinh như chỉ phẫu thuật, các thiết bị đặt trong cơ thể và các thiết bị truyền thuốc. 

So với thời điểm ra đời cách đây vài năm, giá cả nhựa dẻo PLA đã giảm xuống nhưng nó vẫn đắt hơn nhựa dẻo sản xuất từ dầu hỏa. Hiện tại, đội nghiên cứu đã thành công trong việc đơn giản hóa quá trình sản xuất PLA, giúp giảm chi phí sản xuất. Điều này có nghĩa là chẳng bao lâu nữa chúng ta có thể nhìn thấy nhựa dẻo PLA được sử dụng rộng rãi trong đời sống. 

Trước đó, PLA được sản xuất qua 2 bước: lên men và tiến hành phản ứng trùng hợp, rất phức tạp và tốn kém. Nhưng bằng cách sử dụng công nghệ chuyển hóa vi khuẩn E. Coli, đội nghiên cứu thuộc Trường ĐH KAIST (Hàn Quốc) và công ty hóa chất LG Chem đã phát triển thành công quy trình sản xuất PLA và các chất đồng trùng hợp của nó chỉ qua một giai đoạn là quá trình lên men trực tiếp. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất ra PLA và chất đồng trùng hợp (gồm muối lactat), tăng khả năng đưa vào sản xuất đại trà loại polymer này. 

GS. Sang Yup Lee thuộc ĐH KAIST, người đứng đầu nghiên cứu trên cho biết: “Bằng cách phát triển một chiến lược kết hợp công nghệ chuyển hóa và công nghệ enzym, chúng tôi đã phát triển thành công quy trình sản xuất một giai đoạn, sản xuất PLA và các chất trùng hợp của nó hiệu quả.” 

“Polyester và các polymer khác mà chúng ta sử dụng hằng ngày hầu như được sản xuất từ dầu mỏ bằng quá trình tinh chế hay các quy trình hóa học”. 

“Ý tưởng sản xuất polymer từ sinh khối có thể tái tạo thu hút được sự quan tâm của nhiều người do lo ngại ô nhiễm môi trường và suy giảm của nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng tăng. 

Theo Vietnamnet/Gizmag
Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *