Những bài học đầu tiên từ sự cố Fukujima

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Sau sự cố lò phản ứng hạt nhân Fukijima ở Nhật, một quá trình kiểm tra tổng thể đã được yêu cầu thực hiện trên tất cả các hệ thống hạt nhân của nước Pháp. Mục đích của quá trình kiểm tra này nhằm trả lời cho câu hỏi : liệu những hệ thống đắt tiền này có khả năng đối mặt với các thảm họa tự nhiên ở quy mô lớn hay không?

Tháp làm mát của các lò phản ứng hạt nhân Tricastin, gần Bollène

 

Tại Fukujima Daiichi, vài tháng sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng làm thiệt hại nghiêm trọng trung tâm hạt nhân địa phương, vấn đề xử lý và cứu hộ không còn là chủ đề chính của các hội thảo. Tuy nhiên, gần đây các nhà lãnh đạo Pháp đã quyết định làm việc trên những bài học được rút ra từ tai nạn này. Theo đó, Cục an toàn hạt nhân (ASN) đã nhận trách nhiệm tiến hành khảo sát kiểm tra với quy mô lớn trên các nhà khai thác hạt nhân. Giai đoạn đầu : chỉ thị cho EDF (Quỹ bảo vệ môi trường), Avera (Hiệp hội năng lượng hạt nhân) hoặc CEA (Hiệp hội tiêu thụ điện tử) kiểm tra bổ sung tính an toàn chắc chắn của các hệ thống hạt nhân.

Khoảng 12 tập tài liệu chỉ định đã được ASN chấp thuận và chuyển đến các nhà khai thác hạt nhân. Trong đó, những nhà máy điện hạt nhân chắc chắn là những đối tượng ưu tiên hàng đầu cho quá trình kiểm tra đánh giá, và các báo cáo đầu tiên phải được các trung tâm hoành thành trước 15/9/2011. ASN và IRSN (Viện nghiên cứu an toàn phóng xạ và hạt nhân) có 2 tháng sau đó để phân tích chúng.

Tuy nhiên, những nhà máy điện hạt nhân không phải là những trung tâm duy nhất được hướng tới, chuỗi lò phản ứng ERP đang được xây dựng ở Flamanville, những nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân (Melox ở Marcoule, George Besse ở Tricastin, FBFC ở Roman), trung tâm tái xử lý Hague, lò phản ứng của trung tâm nghiên cứu Laue Langevin ở Grenoble… cũng là những đối tượng được quan tâm không kém.

Đối với những đối tượng ít ưu tiên hơn, ITER (học viện đào tạo và nghiên cứu kỹ thuật) sẽ phụ trách dự án quốc tế này, bao gồm việc thiết lập và nghiên cứu sự nóng chảy hạt nhân ở Cadarache

Trong quá trình khảo sát mức độ an toàn của các dự án hạt nhân, những nhà khai thác phải giải thích được làm thế nào các hệ thống hạt nhân có thể đối mặt với các hiện tượng thiên tai nghiêm trọng, vốn có khả năng gây ra những thảm họa đối với con người. Tại Fukujima Daiichi, những thiết bị dừng tự động các lò phản ứng đã được kích hoạt vào đúng thời điểm động đất, tuy nhiên sự mất kiểm soát các hệ thống làm mát và hệ thống điện của nhà máy đã dẫn đến hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng phía sau. Dòng làm mát cho ba lò phản ứng đến nay vẫn chưa được hồi phục. Theo dự đoán, còn phải cần rất nhiều năm để có thể biết được thật sự chuyện gì đã xảy ra ở Fukujima. Trường hợp tai nạn hạt nhân ở hòn đảo Three Mile, Mỹ năm 1979 là một minh chứng, phải mất 6 năm để xác định mức độ phân hủy nhiên liệu trong lò phản ứng đã bị hủy hoại.

LÊ Tiến Khoa (nhóm Ichem)

Nguồn Cyberchemvn.com/Science et Avenir

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *