Những cái nhất trong thế giới hóa học -Phần 2

QUẢNG CÁO

top_in_chemistry1. Axit yếu nhất

Đó chính là axit phenic (phenol: C6H5OH), trong phân tử chứa –OH. Tính axit của phenol rất yếu Ka = 10-9,75 nên không làm đổi màu quỳ tím. Vì vậy, muối phenol bị axit cacbonic tác dụng tạo lại phenol:

C6HONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3

Phản ứng này được dùng để tái tạo phenol trong công nghiệp.

2. Khí nhẹ nhất

Đó chính là hydro (H2), ngoài ra hydro còn là nguyên tố duy nhất không chứa hạt notron trong thành phần hạt nhân nguyên tử.

3. Đơn chất độc nhất

Thật bất ngờ, đó chính là radi (Ra). Trong tự nhiên có chất đồng vị độc hơn 17.000 lần plutonia -239. Chính radi là hung thủ giết chết nhà hóa học vĩ đại Marie Curie.

4. Kim loại có nhiệt nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp nhất

Thủy ngân (Hg) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là -38,83°C, nhiệt độ sôi là 356,73°C.

5. Nguyên tố quan trọng nhất đối với sự sống

Đó là cacbon, vì nguyên tử cacbon có 4 electron lớp ngoài cùng ở vỏ, do đó một nguyên tử cacbon có thể đồng thời có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố cacbon và các nguyên tố khác, tạo ra một lượng lớn các phân tử hữu cơ khác nhau.

6. Nhà hóa học tìm ra nhiều nguyên tố nhất

Đó là nhà hóa học người Mỹ lỗi lạc G. Seaborg.

Trong suốt cuộc đời mình, ông đã phát hiện được tất cả 10 nguyên tố hóa học.

7. Nguyên tố đặc nhất

Đó chính là osmi (Os) với khối lượng riêng là 22,59 gam/cm3.

8. Nguyên tố dẻo nhất

Đó là vàng (Au), 1 gam vàng có thể kéo thành sợi dài đến 2,4 km.

9. Nguyên tố hiếm nhất

Astatin (At) chỉ chiếm 0,16 gam trọng lượng cả vỏ trái đất.

10. Nguyên tố đắt nhất

Không phải là vàng, cũng không phải là bạch kim, mà là califoni (Cf), nguyên tố này được bán vào năm 1970 vơi giá tiền 10 triệu đô la Mĩ/ 1microgam. Cũng dễ hiểu vì Cf không có sẵn trong tự nhiên, quá trình điều chế nó cũng rất khó khăn. Theo ước tính, trên Trái đất chỉ mới điều chế được 2 gam Cf.

11. Nguyên tố bất ổn định nhất

Chính là liti (Li), thời gian tồn tại là (đồng vị 5) 4,4.10-22 giây.

12. Nguyên tố có nhiều chất đồng vị nhất

Nắm giữ kỉ lục này chính là xeton (Xe), có đến 36 đồng vị.

13. Nguyên tố phi kim có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất

Một lần nữa, cacbon lại nắm giữ kỉ lục này, nhiệt độ nóng chảy là 3.5300C, nhiệt độ sôi là 3.870°C.

Hoahocngaynay.com/Hoahoc.info

Nguồn: Hóa học & Ứng dụng

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *