Những lầm tưởng về khí ozon ở biển

QUẢNG CÁO

ozon(Hóa học ngày nay-H2N2)-Trong một số cuốn từ điển người ta định nghĩa “ozon là loại khí trong lành, có lợi cho sức khỏe con người và có nhiều ở bờ biển”. Nhưng thực tế có đúng như vậy không?  

>> Ôzôn

Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 nhiều bệnh viện được xây dựng ở những địa điểm nằm sát bờ biển nhằm mục đích để người bệnh tận hưởng nguồn không khí trong lành của biển có chứa nhiều khí ozon.

Việc làm này có đúng hay không? Giáo sư Andrew Johnson thuộc Đại học Tổng hợp Đông Angila cho rằng “Chúng ta có hai sự nhầm lẫn. Thứ nhất, thứ mùi đặc biệt thường ngửi thấy ở bờ biển thật ra không phải là khí ozon mà là khí dimetyl sunfit. Thứ hai, việc hít thở khí ozon chưa chắc đã có lợi cho sức khỏe”. Ông đã phát hiện ra điều này khi phân tích các mùi của bùn ở đầm nước mặn Stiffkey thuộc vùng duyên hải Norfolk của nước Anh.

Sự nhầm lẫn

Khí quyển của Trái đất chứa tới 78% khí nitơ và 21% oxy, phần còn lại là nhiều khí khác. Ngoài ra, oxy còn tồn tại ở dạng ozon (O3). Mùi của ozon lần đầu tiên được ghi lại vào năm 1785 và phân tử ozon được phát hiện vào năm 1872. Gần như ngay lập tức, ozon trở thành đối tượng quan tâm của giới khoa học. Ngày nay, với vai trò quan trọng về bảo vệ môi trường và sức khỏe, ozon thậm chí còn được nghiên cứu nhiều hơn.

Chúng ta biết rằng ở tầng bình lưu (cách mặt đất 8-30km) ozon có tác dụng hấp thụ tia cực tím. Nhưng ở mặt đất thì nồng độ ozon cao lại làm cay mắt và tác hại đến niêm mạc.

Tác dụng của ozon và nhất là ozon ở bãi biển có nguồn gốc dân gian chứ không phải kết quả nghiên cứu khoa học. Có thể mọi người cho rằng vì ozon có thêm một nguyên tử oxy nên sẽ tốt hơn với các phân tử oxy thông thường !? Ozon có mùi giống như nước Clo loãng và đôi khi chúng ta cũng ngửi thấy mùi này ở bờ biển. Có thể sự giống nhau về mùi vị giữa chúng là nguyên nhân của sự nhầm lẫn với cái gọi là “khí ozon ở bãi biển tốt cho sức khỏe” mà đỉnh điểm là cuối thế kỷ 19.

Thực ra nó là dimetyl sunfit

Loại khí mà chúng ta ngửi thấy ở bãi biển không phải là ozon mà thực chất là Dimetyl sunfit (CH3-S-CH3) (viết tắt là DMS).

DMS cũng thu hút được sự chú ý của giới khoa học trong vài thập kỷ trở lại đây, bởi nó là chất có tác dụng đến khí hậu. DMS trong điều kiện thường là chất lỏng, không màu, cháy ở trên 38oC. Nó được ứng dụng trong một số quá trình công nghiệp như tăng cường hương vị của ngô trong chế biến thực phẩm, trong quá trình lọc dầu. DMS dễ bị phân hủy trong không khí.

Ở biển, rất nhiều sinh vật tạo ra DMS rồi thải nó vào môi trường nước. Ngay cả những sinh vật nhỏ bé như vi khuẩn cũng tiết ra DMS. Có khoảng 30-50 triệu tấn DMS được sinh ra từ biễn mỗi năm, một lượng đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất.

Trong khí quyển, DMS bị biến đổi thành những hóa chất khác, những chất này có trong mây. Mây lại có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời và làm mát trái đất. Mặc dù DMS nồng độ cao có thể gây hại tới niêm mạc của mắt, nhưng với nồng độ như ở bãi biển thì không hại đến sức khỏe con người.

Cũng lưu ý thêm rằng DMS không phải là chất duy nhất tạo ra mùi mà chúng ta ngửi thấy ở biển mà còn rất nhiều chất khác, nhưng không có ozon!

Nguồn Hoahocngaynay.com

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *