Nổ nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Nồng độ phóng xạ bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản đang giảm dần sau vụ nổ chiều nay, một quan chức chính phủ thông báo.

Một người dân Hàn Quốc xem cảnh tượng vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I tại Nhật Bản trong ga tàu điện ngầm tại thành phố Seuol hôm 12/3. Ảnh: AFP.

Một người dân Hàn Quốc xem cảnh tượng vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I tại Nhật Bản trong ga tàu điện ngầm tại thành phố Seuol hôm 12/3. Ảnh: AFP.

Chính phủ Nhật Bản thông báo phóng xạ thoát ra từ lò phản ứng bị hư hại sau vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ở phía bắc thủ đô Tokyo hôm nay, Japan Today đưa tin. Tuy nhiên, ông Yukio Edano, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, thông báo vụ nổ tại lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân không làm hư hại lớp thép bao bọc bên ngoài lò. Vì thế nồng độ phóng xạ bên ngoài nhà máy chẳng những không tăng mà còn đang giảm dần. Ngoài ra áp suất trong lò phản ứng cũng đang hạ xuống.

“Nguyên nhân vụ nổ đang được điều tra và chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi tình hình. Chúng tôi sẽ thông báo những diễn biến mới khi có thêm thông tin”, AP dẫn lời ông Edano nói.

Trước đó một vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I khiến các bức tường xung quanh lò phản ứng số 1 sụp đổ. Một đoạn phim do Đài truyền hình Nhật Bản phát cho thấy những bức tường bao quanh một lò phản ứng của nhà máy Fukushima I tại tỉnh Fukushima sụp đổ, để lại những bộ khung thép. Nhiều đám khói bốc lên từ nhà máy. Chính phủ Nhật Bản yêu cầu người dân sống trong khu vực có bán kính 20 km xung quanh nhà máy sơ tán.

Theo AP, một lượng phóng xạ lớn thoát ra khỏi nhà máy song giới chức chưa biết mức độ nguy hiểm của phóng xạ đối với người dân. Shinji Kinjo, người phát ngôn của Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản, không biết chính xác nồng độ bức xạ trong không khí cũng như nhiệt độ bên trong lò phản ứng số 1 của nhà máy Fukushima I sau khi hệ thống làm nguội của nó ngừng hoạt động.

Đối với lò phản ứng bị nổ tại nhà máy Fukushima I, nguyên nhân khiến các hệ thống làm lạnh không hoạt động là do mất điện vì động đất và máy phát điện dự phòng hỏng. Do không được làm nguội, áp suất trong lò tăng liên tục, dẫn đến nguy cơ nóng chảy ở lõi. Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản thông báo nồng độ phóng xạ đã vọt lên gấp 1.000 lần mức bình thường trong lò phản ứng và 8 lần bên ngoài nhà máy.

Mark Hibbs, một chuyên gia hạt nhân quốc tế, cho biết nếu hệ thống làm lạnh không được sửa chữa trong vòng 24 giờ, phần lõi của lò phản ứng trong nhà máy có nguy cơ bị làm cho nóng chảy hoàn toàn. Ông dự đoán “viễn cảnh xấu nhất” sẽ là một “thảm họa Chernobyl” với các vụ nổ phá hủy lò phản ứng và tạo ra một đám mây phóng xạ phủ kín bầu khí quyển.

Hãng thông tấn Kyodo đưa tin ông Yukio Edano, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, tổ chức một cuộc họp báo khẩn sau khi công ty điện lực Tokyo thông báo diễn biến mới nhất tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ở tỉnh Fukushima.

Trong cuộc họp báo, ông nói vụ nổ – xảy ra lúc 15h36 theo giờ địa phương – không xảy ra trong lò phản ứng số 1 mặc dù nó thổi bay mái và những bức tường xung quanh lò. Hơi nước bên trong thùng thép bao quanh lò biến thành khí hydro và kết hợp với khí oxy bên ngoài. Sự tương tác giữa hai loại khí gây nên vụ nổ.

Giới chức Nhật Bản yêu cầu dân chúng sống trong khu vực có bán kính 20 km xung quanh hai lò phản ứng số 1 và 2 của nhà máy Fukushima I sơ tán để đảm bảo an toàn.

Ông Edano cho biết, công ty điện lực Tokyo đã bắt đầu đổ nước biển vào lò phản ứng số 1 cùng axit boric để ngăn chặn nguy cơ nóng chảy trong lõi lò. Việc đổ nước biển vào lò có thể kéo dài tới vài giờ.

Các quan chức của Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản xác nhận rằng không có dấu hiệu nào cho thấy nồng độ phóng xạ tăng lên sau vụ nổ tại nhà máy. Trước đó họ phát hiện sự rò rỉ của hai chất phóng xạ là cesium và iodine bên ngoài nhà máy.

<

p class=”Normal” style=”text-align: justify;”>Nguồn VnExpress

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *