Oxit axit là gì?

QUẢNG CÁO

Oxit axit là các oxit khi tác dụng với nước sẽ tạo ra axit, tác dụng với kiềm tạo thành muối hóa học. Oxit axit thường là oxit của phi kim ứng với một axit hoặc kim loại có hóa trị cao. Vậy tính chất hóa học của oxit axit là gì? Cách giải bài tập oxit axit tác dụng với bazo như thế nào?

1. Định nghĩa oxit

Định nghĩa oxit là gì? Chúng là hợp chất gồm hai nguyên tố hóa học, trong đó có một nguyên tố là oxy.

Công thức hóa học chung của oxit là: MaOb.

2. Cách gọi tên oxit axit

Cách đọc tên oxit axit

Cách đọc tên oxit axit

Tên oxit axit: (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + Tên phi kim + (tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + ‘‘Oxit’’

Chỉ số Tên tiền tố Ví dụ
1 Mono (không cần đọc đối với các hợp chất thông thường) ZnO: Kẽm oxit
2 Đi UO2: Urani đioxit
3 Tri SO3: Lưu huỳnh trioxit
4 Tetra
5 Penta N2O5: Đinitơ pentaoxit
6 Hexa
7 Hepa Mn2O7: Đimangan heptaoxit

3. Phân loại oxit

Oxit được phân thành những loại sau:

3.1 Oxit bazơ

Đây là những loại oxit tác dụng được với axit để tạo thành muối và nước. Một số oxit bazơ phản ứng với nước để tạo thành bazơ tan gọi là kiềm.

Ví dụ: Na2O – NaOH, Fe2O3 – Fe(OH)3

3.2 Oxit axit

Đây là những oxit tác dụng với bazo để tạo ra muối và nước, phản ứng với nước tạo thành một axit.

Ví dụ: Mn2O7 – HMnO4, CO2 – H2CO3, P2O5 – H3PO4.

3.3 Oxit lưỡng tính

Là loại oxit có thể tác dụng với axit hoặc bazơ để tạo muối và nước.

Ví dụ: Al2O3, ZnO.

3.4 Oxit trung tính

Đây là oxit không phản ứng với nước để tạo bazơ hay axit, không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối.

Ví dụ: Cacbon monoxit – CO, Nitơ monoxit – NO,…

4. Tính chất hóa học của oxit axit

4.1 Tính tan

Trừ SiO2 thì hầu hết các oxit axit đều tan trong nước để tạo thành dung dịch axit.

Ví dụ:

SO3 + H2O → H2SO4

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

SO2 + H2O→ H2SO3

4.2 Oxit axit tác dụng với nước H2O

Đa số các loại oxit axit khi tác dụng với nước H2O sẽ tạo ra dung dịch axit trừ SiO2. 

SO3 + H2O → H2SO4

CO2 + H2O→ H2CO (Phản ứng thuận nghịch)

4.3 Tác dụng với oxit bazo tan để tạo ra muối

Thông thường đó là các oxit tác dụng được với nước (Na2O, CaO, K2O, BaO)

SO3 + CaO -> CaSO4

P2O5 + 3Na2O -> 2Na3PO4

4.4 Tác dụng với bazơ tan

Bazo tan là bazo của kim loại kiềm và kiềm thổ mới. Cụ thể, có 4 bazo tan như sau: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.

P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O

Tuỳ vào tỉ lệ mol giữa oxit axit và bazơ tham gia phản ứng mà sản phẩm tạo ra sẽ khác nhau, có thể là nước + muối trung hoà, muối axit hoặc hỗn hợp 2 muối.

Gốc axit tương ứng có hoá trị II

Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị I:

Tỉ lệ mol bazo và oxit axit  là 1: Phản ứng tạo muối axit

NaOH + SO2→ NaHSO3

Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 2: Phản ứng tạo muối trung hoà

2KOH + SO3 → K2SO3 +H2O

Đối với kim loại trong bazơ có hoá trị II

Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 1: Phản ứng tạo muối trung hoà

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3

Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 2: Phản ứng tạo muối axit

SiO2 + Ba(OH)2 → BaSiO3

Đối với axit có gốc axit hoá trị III

Đối với kim loại có hoá trị I:

Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 6:

P2O5 + 6NaOH → 2Na2HPO4 +H2O

Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 4:

P2O5 + 4NaOH → 2NaH2PO4 +H2O

Tỉ lệ mol bazo và oxit axit là 2:

P2O5 + 2NaOH +H2O → 2NaH2PO4

4.5 Oxit lưỡng tính

Là loại oxit có thể tác dụng với axit hoặc bazơ để tạo muối và nước.

Ví dụ: Al2O3, ZnO.

4.6 Oxit trung tính

Đây là oxit không phản ứng với nước để tạo bazơ hay axit, không phản ứng với bazơ hay axit để tạo muối.

Ví dụ: Cacbon monoxit – CO, Nitơ monoxit – NO,…

5. Cách giải bài tập oxit axit tác dụng với bazo

Trường hợp 1: Khi các oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm (KOH, NaOH…)

Phương trình hóa học

CO2 + NaOH → NaHCO3        (1)

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O        (2)

Cách giải

Bước 1: Xét tỉ lệ mol bazo và oxit axit, giả sử là T

– Nếu T ≤ 1: Sản phẩm thu được là muối axit tức chỉ xảy ra phản ứng (1)

– Nếu 1 < T < 2: Sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa tức xảy ra đồng thời 2 phản ứng  (1) và (2)

– Nếu T ≥ 2: Sản phẩm thu được là muối trung hòa tức chỉ xảy ra phản ứng (2).

Bước 2: Viết phương trình phản ứng và tính toán theo phương trình đó (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình)

Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài đã cho

Trường hợp 2: Khi các oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm thổ (Ca(OH)2, Ba(OH)2…)

Phương trình phản ứng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O        (1)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2        (2)

Cách giải

Bước 1: Xét tỉ lệ

– Nếu T ≤ 1: Sản phẩm thu được là muối trung hòa (xảy ra phản ứng (1))

– Nếu 1 < T < 2: Sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa (xảy ra phản ứng (1) và (2))

– Nếu T ≥ 2: Sản phẩm thu được là muối axit (xảy ra phản ứng (2)).

Bước 2 và bước 3 tương tự trường hợp 1.

Ví dụ: Sục 6,72 lít khí CO2 trong điều kiện tiêu chuẩn vào 400ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành.

Giải

Ta có: nCO2 = 6,72 x 22,4 = 0,3 (mol)

nNaOH = C­M x V = 1 x 0,4 = 0,4 (mol)

Phương trình hóa học

        CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O                       (1)

Có:    0,3mol  0,4mol

P/ứ:    0,2<-  0,4  -> 0,2

Theo PTHH (1) ta thấy CO2 dư nên số mol tính theo NaOH tức nNa2CO3 = 0,2 (mol)

nCO2­ p/ứ = 0,2 (mol) => nCO2 dư = 0,3 – 0,2 = 0, 1 (mol)

CO2 dư :  CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3               (2)

Có        :   0,1mol  0,2mol

P/ứ:   :      0,1      -> 0,1           -> 0,2

Theo PTHH (2) ta thấy Na2CO3 dư nên số mol tính theo CO2:

nNaHCO3 = 2nCO2 = 0,1 x 2 = 0,2 (mol)

nNa2CO3  = 0,2 – 0,1 = 0,1 (mol)

Dung dịch thu được sau phản ứng gồm 2 muối: Na2CO3 (0,1 mol), NaHCO3 (0,2 mol)

mNa2CO3 = 0,1 x 106 = 10,6 (g)

mNaHCO3 = 0,2 x 84 = 16,8 (g)

Hoahocngaynay.com

Nguồn: Vietchem.com.vn

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *