Phát hiện trữ lượng đất hiếm khổng lồ dưới đáy Thái Bình Dương

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Các nhà khoa học Nhật Bản tuyên bố phát hiện trữ lượng trầm tích khổng lồ chứa các khoáng sản công nghệ cao hay còn gọi là đất hiếm trong bùn ở đáy biển Thái Bình Dương. Tuyên bố này khiến vị trí độc quyền khai thác và sản xuất bấy lâu của Trung Quốc đứng trước nguy cơ lung lay.

Các nguyên tố đất hiếm là tập hợp 17 nguyên tố quí và hiếm có trong vỏ trái đất, vốn được mệnh danh là vàng của thế kỉ 21. Chúng là các nguyên tố thiết yếu trong chế tạo xe hơi điện, tivi màn hình phẳng, iPods, nam châm siêu dẫn, tia la-ze, tên lửa, kính nhìn ban đêm, tuabin gió và rất nhiều sản phẩm công nghệ cao khác.

Các Oxit đất hiếm. Ảnh: USG.

Lượng quặng đất chứa 17 nguyên tố này rất mỏng và rải rác thưa thớt trên bề mặt các lục địa, vì vậy trên thế giới có rất ít các địa điểm khai thác thương mại hoặc các mỏ khai thác khả thi mà không gây tác động đến môi trường.

Hiện tại, Trung Quốc chiếm tới 97% sản lượng khai thác thế giới về 17 nguyên tố hiếm này.

Sản xuất và khai thác đất hiếm hầu như tập trung toàn bộ ở Trung Quốc, nơi chiếm một phần ba nguồn dự trữ thế giới. Một phần ba khác do cả Liên xô cũ, Hoa Kỳ và Úc nắm giữ.

Tuy vậy, nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Nature Geoscience này, đã chỉ ra trong lớp trầm tích dày dưới đáy Thái Bình Dương có chứa trữ lượng khổng lồ của các nguyên tố hiếm.

Các nhà địa chất học Nhật bản đã nghiên cứu mẫu đất ở 78 địa điểm bao quát phần lớn đáy biển Thái Bình Dương từ kinh độ 120 đến kinh độ 180.

Các nhà nghiên cứu đã dùng máy khoan hút lấy lõi trầm tích của lớp trầm tích nằm sâu hơn 50 met bên dưới đáy biển. Sau đó, họ kiểm nghiệm hơn 2.000 mẫu lõi trầm tích để tìm đất hiếm.

Các nhà khoa học đã tìm thấy các trầm tích đất hiếm trong tất cả mẫu đất cách những dãy núi trung tâm Thái Bình Dương 2.000 km. Lớp trầm tích này đã mất hàng trăm triệu năm để tích tụ, với tỉ lệ lắng đọng dưới 0,5 cm trong vòng 1000 năm. Có lẽ lớp trầm tích đã hình thành do phản ứng với một chất khoáng thủy nhiệt có tên phillipsite.

Tờ AFP dẫn lời các nhóm nghiên cứu cho hay: tại một địa điểm ở vùng trung tâm Bắc Thái Bình Dương, một 1 km2 có chứa tới 1/5 sản lượng tiêu thụ đất hiếm và đặc biệt nguyên tố yttrim hàng năm của toàn thế giới.

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm chứng minh có thể đơn giản khai thác trầm tích bằng cách rửa lớp bùn chứa trầm tích trong axit loãng. Quá trình này chỉ mất vài giờ và không gây tác động nào đối với môi trường miễn là không để rớt axit ra lòng biển.

Vấn đề nan giải là liệu tồn tại công nghệ nào giúp phục hồi lượng bùn ở độ sâu như thế không (4000 đến 5000 mét) và nếu có, liệu điều này có thể tiến hành thương mại.

Trao đổi qua thư điện tử với AFP, trưởng nhóm nghiên cứu Yasuhiro Kato, giáo sư địa chất kinh tế và hóa địa tại Đại học Tokyo cho hay ông chưa biết phản ứng của công ty khoáng sản hiện tại, “bởi vì chưa ai biết đến sự hiện diện của lượng bùn giàu có mà chúng tôi vừa khám phá ra”.

Tuy vậy ông lạc quan cho biết: “Khoảng 30 năm trước, một công ty khoáng sản Đức đã thành công trong việc phục hồi bùn ở Biển Đỏ. Do vậy, tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể biến bùn dưới biể sâu thành một nguồn khoáng sản nhờ công nghệ”.

Trong vài năm trở lại đây, thị trường các nguyên tố đất hiếm đã teo lại đáng kể.

Từ năm 2010, Trung Quốc đã cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm, tự củng cố ngành công nghiệp này và lên kế hoạch xây dựng nguồn dự trữ quốc gia. Các nhà chức trách nói rằng họ làm vậy vì nhu cầu nội địa và những quan ngại về môi trường.

Những động thái này dẫn dến hạn ngạch xuất khẩu kim loại đất hiếm của Trung Quốc năm vừa qua giảm 9,3%. Thế giới đã phàn nàn rằng đây là việc tích trữ mang tính chiến lược hay là nhằm o ép giá cả.

Phan Khôi (Theo Physorg)

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Vietnamnet

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *