Phốt pho: Nguyên tố của sự sống

QUẢNG CÁO

phosphate(Hóa học ngày nay-H2N2)-Phốtpho (từ tiếng Hy Lạp phosphoros, có nghĩa là “vật mang ánh sáng” và nó cũng là tên gọi cổ đại của Sao Kim) đã được nhà giả kim thuật người Đức là Hennig Brand phát hiện năm 1669 thông qua việc điều chế nước tiểu. Phốtpho là nguyên tố quan trọng trong mọi dạng hình sự sống.

Phốtpho tồn tại dưới ba dạng thù hình cơ bản có màu: trắng, đỏ và đen. Các dạng thù hình khác cũng có thể tồn tại. Phổ biến nhất là phốt pho trắng và phốt pho đỏ, cả hai đều chứa các mạng gồm các nhóm phân bổ kiểu tứ diện gồm 4 nguyên tử phốtpho.
Phốtpho vô cơ trong dạng phốtphat PO43- đóng một vai trò quan trọng trong các phân tử sinh học như ADN và ARN trong đó nó tạo thành một phần của phần cấu trúc cốt tủy của các phân tử này.

Cơ thể chúng ta trung bình chứa 1 kg P. Với số lượng đó, nhà máy diêm có thể sản xuất được hàng trăm bao diêm. Sự phân bố P trong cơ thể chúng ta không đều. Các tổ chức mềm tạo nên các cơ quan cần có một giá đỡ cứng và có thể cử động được, đó là bộ xương.

Tính rắn của bộ xương là do canxi photphat, một chất kết tinh rắn duy nhất trong số hàng nghìn chất cấu tạo nên cơ thể con người. P tập trung nhiều nhất ở trong xương, khoảng 100g tập trung ở bắp thịt và gần 10g ở tổ chức thần kinh.

Nếu P trong xương mất đi thì thân thể chúng ta trở thành một khối không có hình dáng, nếu P trong bắp thịt mất đi thì cúng ta sẽ mất khả năng cử động, và nếu P trong tổ chức thần kinh mất đi thì chúng ta sẽ ngừng suy nghĩ.

Không có P sẽ không có tư tưởng. Bạn vui mừng hay sợ hãi, hoặc nảy ra một ý tưởng mới, hoặc sút 1 quả bóng chính xác vào lưới, tất cả những điều đó không thể thực hiện được nếu trong cơ thể chúng ta thiếu P. Sự hoạt động của não, sự co rút của bắp thịt chính là kết quả của sự biến đổi hóa học của các lớp chất này.

P là một nguyên tố rất phổ biến trong tự nhiên. Do đó nếu P trên trái đất mất đi thì cảnh tượng duy nhất chúng ta thấy được, đó là trên trái đất hoàn toàn không có sự sống. Ở bất kỳ nơi nào cũng có lượng nhỏ P. Nếu trên trái đất không có P thì cũng không có một ngọn cỏ nào có thể mọc lên được.

Do độ hoạt động hóa học cao đối với ôxy trong không khí và các hợp chất chứa ôxy khác nên phốtpho trong tự nhiên không tồn tại ở dạng đơn chất, mà nó phân bổ rộng rãi trong các loại khoáng chất khác nhau. Các loại đá phốtphat, trong đó một phần cấu tạo là apatit (khoáng chất chứa phốtphat tricanxi dạng không tinh khiết) là một nguồn quan trọng về mặt thương mại của nguyên tố này.

Là nguồn nguyên liệu quan trọng tạo nên thành phần phốtpho trong phân bón giúp cây trồng hấp thụ nguyên tố này từ đất.

Tại Việt Nam, nguồn cung cấp phốtpho lớn nhất là mỏ apatit Lào Cai, nơi cung cấp nguyên liệu chính để sản xuất phân supephốtphat.

Dù ở dạng này hay dạng khác, P trong cơ thể chúng ta được lấy từ  nguồn thức ăn thực vật (từ những cây hấp thụ P ở đất) và trong thức ăn thịt (từ động vật ăn cỏ đã hấp thụ được P của cây cối).

Một số ứng dụng của phốtpho

– Axít phốtphoric đậm đặc, có thể chứa tới 70% – 75% P2O5 là rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp do nó được dùng để sản xuất phân bón.

– Các phốtphat được dùng trong sản xuất các loại thủy tinh đặc biệt được sử dụng trong các loại đèn hơi natri.

– Tro xương, phốtphat canxi, được sử dụng trong sản xuất đồ sứ.

    – Tripolyphốtphat natri được sản xuất từ axít phốphoric được sử dụng trong bột giặt ở một số quốc gia, nhưng lại bị cấm ở một số quốc gia khác.

    – Phốtphat trinatri được dùng trong các chất làm sạch để làm mềm nước và chống ăn mòn cho các đường ống/nồi hơi.

– Phốtpho được sử dụng rộng rãi để sản xuất các chất làm dẻo, các chất làm chậm cháy, thuốc trừ sâu, các chất chiết và các chất xử lý nước.

– Nguyên tố này cũng là thành phần quan trọng trong sản xuất thép, trong sản xuất đồng thau chứa phốtpho và trong nhiều sản phẩm liên quan khác.

    – Phốtpho trắng được sử dụng trong các ứng dụng quân sự như bom lửa, tạo ra các màn khói như trong các bình khói và bom khói, và trong đạn lửa.

– Phốtpho đỏ được sử dụng để sản xuất các vỏ bao diêm an toàn, pháo hoa và nhất là mêtamphêtamin (C10H15N).

– Phốtpho được dùng như là chất thêm vào cho các loại bán dẫn loại n.

– Phốtpho P32 và phốtpho P33 được dùng như là các chất phát hiện dấu vết phóng xạ trong các phòng thí nghiệm hóa sinh học

Nguồn Hoahocngaynay.com

 

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *