Phương pháp khử hóa học mới

QUẢNG CÁO

Lấy ý tưởng từ tự nhiên, các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales đã nghiên cứu ra một phương thức mới trong việc tiền hành khử hóa học – một quy trình công nghiệp được sử dụng để sản xuất ra nhiên liệu và hóa chất cần thiết cho đời sống hiện đại.

Phương pháp dựa vào chất xúc tác mới này có nhiều ưu điểm vì nó sử dụng các thuốc thử rẻ tiền và đa dạng đồng thời có thể tiến hành ở nhiệt độ phòng và môi trường không khí thông thường, thậm chí có thể tiến hành trong một cốc trà.

Nhóm nghiên cứu do PGS Stephen Colbran thuộc Trường Hóa học Đại học NSW dẫn đầu đã công bố nghiên cứu trên tạp chí Angewandte Chemie.

Các nhà khoa học đã tạo ra một chất xúc tác bắt chước hoạt động của các enzyme  tự nhiên xúc tác phản ứng khử như enzyme dehydrogenaza trong nấm men giúp tạo ra rượu từ đường.

Trong công nghiệp hydro phân tử và các thuốc thử phản ứng như sodium borohydrit được sử dụng như là tác nhân khử trong suốt quá trình sản xuất dược phẩm, hóa chất nông nghiệp và ammoniac cho sản xuất phân bón.

Việc sản xuất các hợp chất này tiêu tốn nhiều năng lượng, dẫn tới thải ra CO2, khó xử lý và lưu giữ. Vì vậy, các nhà khoa học đã quan sát phương thức của tự nhiên.

Nhóm nghiên cứu đã kết hợp một phức hợp kim loại chuyển hóa có chứa Rodi với một phân tử dihydropyridine, một chất cho ion hydrit tương tự như nicotinamit, để tạo ra chất xúc tác sinh học mới. Sau đó thử nghiệm trên quá trình khử imin. Kết quả cho thấy chất xúc tác hoạt động ở nhiệt độ thường với hiệu suất 90%.

Thậm chí, TS Colbran còn thử nghiệm chất xúc tác này trong một tách trà và nó rất dễ sử dụng.

Hoahocngaynay.com/Hoahoc.info

Nguồn: NASATI/Physorg

Tham khảo:

1. Alex McSkimming, Mohan M. Bhadbhade, Stephen B. Colbran. Cover Picture: Bio-Inspired Catalytic Imine Reduction by Rhodium Complexes with Tethered Hantzsch Pyridinium Groups: Evidence for Direct Hydride Transfer from Dihydropyridine to Metal-Activated Substrate (Angew. Chem. Int. Ed. 12/2013). Angewandte Chemie International Edition, 2013; 52 (12): 3283 DOI: 10.1002/anie.201301157

2. http://newsroom.unsw.edu.au/news/science/catalyst-teacup-new-approach-chemical-reduction

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *