TPHCM-Sản xuất vật liệu xây dựng từ bùn thải

QUẢNG CÁO

1_brick(Hóa học ngày nay-H2N2) Trung bình một ngày Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 3000 tấn bùn thải được đưa trực tiếp ra môi trường mà không được xử lý. Lượng bùn thải này, đặc biệt là bùn thải có xuất xứ từ các nhà máy, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới môi trường và con người. Các khảo sát đã cho thấy bùn thải từ một số nhà máy chứa hàm lượng kim loại cao gấp nhiều lần so với ngưỡng cho phép. Đây là một thách thức đối mà thành phố nào cũng phải đối mặt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đưa ra những giải pháp công nghệ sạch phần nào giải quyết được vấn đề nêu trên.
Mới đây, nhóm nghiên cứu và phát triển công nghệ mới thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh do TS Nguyễn Hồng Bỉnh chủ trì đã hoàn thiện công nghệ sử dụng bùn thải nguy hại để sản xuất vữa bê tông công nghiệp. Trong công nghệ sản xuất này, bùn thải được khử mùi bằng chất phụ gia trước khi được đưa vào hỗn hợp với đá, xi măng và nước đã pha phụ gia. Vữa bê tông được tạo thành nhờ phản ứng ôxi hóa – khử của các hợp chất trong phụ gia được sử dụng. Các tấm bê tông từ bùn thải đã đạt được yêu cầu về môi trường và chỉ số kỹ thuật về cường độ bê tông. Hiện tại nhóm nghiên cứu đã triển khai thử nghiệm công nghệ này để xây dựng một số cơ sở hạ tầng tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải tỉnh Bình Dương.

Công nghệ sản xuất gạch từ bùn thải được hoàn thiện bởi Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường (Cementa) Thành phố Hồ Chí Minh. Bùn thải được làm khô, tách riêng các thành phần vô cơ (cát) và hữu cơ (bùn) bằng phương pháp thủy lực. Cát mịn được dùng để sản xuất gạch xây dựng. Phần bùn sau khi được xử lý bằng vi sinh vật để tách kim loại sẽ được dùng làm phân bón hữu cơ. Bùn thải công nghiệp có chứa hàm lượng kim loại nặng cao được dùng để sản xuất màu pha dùng trong sản xuất gạch. Theo tính toán trong phòng thí nghiệm, giá thành xử lý bùn cống rãnh, kênh rạch chỉ là 90.000 đồng/tấn so với 300.000 đồng chi phí chôn lấp, thu lợi 113.000 đồng/tấn. Xử lý một tấn bùn chứa kim loại bằng phương pháp truyền thống (sấy, đốt, hoá rắn, chôn lấp) phải mất 4 triệu đồng trong khi xử lý bằng phương pháp sinh học và hoá học chỉ mất 1,3 triệu đồng, thu lợi 11.250 đồng.

Ngoài ra, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất men màu vô cơ từ bùn thải giàu kim loại nặng ứng dụng trong sản xuất gốm sứ và gạch lát.

Biến bùn thải thành nguyên liệu cho sản xuất vật liệu thân thiên với môi trường hứa hẹn sẽ giảm thiểu đáng kể lượng bùn thải ra môi trường một cách vô ích. Từ thực tế hiện nay, các nhà quản lý cần phối hợp linh hoạt hơn nữa với các nhà khoa học để đưa ra các giải pháp xử lý triệt để bùn thải, giảm thiểu các tác hại về môi trường do bùn thải gây ra.

Theo Greenbiz

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *