(H2N2)-Những chai thủy tinh thải có thể được tái chế, nhưng hầu hết chai thủy tinh màu sẽ không được sử dụng vì mặc dù nhu cầu tái chế chai thủy tinh trong suốt là khá thường xuyên, nhưng thủy tinh màu như xanh lá cây, nâu và xanh da trời lại không có nhu lớn nên nhiều trung tâm tái chế không quan tâm đến xử lý thủy tinh màu. Kết quả là thủy tinh màu thải hiện đang được chất đống tại một số khu vực để chờ sử dụng. Tuy nhiên, nhờ có nghiên cứu của Đại học Greenwich, thủy tinh màu sẽ sớm được dùng để lọc các chất ô nhiễm có trong nước ngầm.
Nghiên cứu do GS Nichola Coleman, giảng viên lâu năm về hóa học vật liệu là trưởng nhóm. Nhóm nghiên cứu đã kết hợp thủy tinh màu, vôi và nitri hydroxit, sau đó nung nóng hỗn hợp ở nhiệt độ 100oC trong thùng thép không gỉ bịt kín. Các thành phần được chuyển đổi thành tobermorite, một loại khoáng khử hiệu quả các kim loại nặng từ các dòng nước ngầm hoặc nước thải. GS Nichola hy vọng kết hợp tobermorite vào trong các thiết bị lọc có thể dùng để ngăn chặn các chất ô nhiễm sinh ra trong nước lan rộng từ các khu vực ô nhiễm.
Một trong các tác giả nghiên cứu cho rằng điểm mới của nghiên cứu là thủy tinh có thể được tái chế thành những thứ hữu dụng. Trước đây chưa ai nghĩ đến sử dụng thủy tinh thải theo cách này.
Nghiên cứu mới được đăng tải trên Tạp chí quốc tế Environment and Waste Management.
Hoahocngaynay.com
Nguồn NASATI/Gizmag