(Hóa học ngày nay-H2N2)-Biết cách mua, sử dụng và bảo quản những thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh, tivi, quạt máy, bàn ủi… cũng là cách để tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Tủ lạnh:
Chọn:
– Mua tủ có tem chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
– Không nên mua, dùng tủ quá cũ, đã sửa lại.
– Chọn tủ lạnh có kích thước phù hợp nhu cầu (gia đình 4 người chọn loại 102-180 lít)
– Nên chọn mua loại tủ có nhiều cửa (ngăn đông, ngăn mát, ngăn trữ rau, có cửa phụ bên ngoài lấy nước uống, đá viên…)
Lắp đặt:
– Đặt tủ nơi thoáng mát.
– Vách tủ (có bố trí dàn nóng) cách tường ít nhất 10cm, tránh ánh nắng hoặc gần các nguồn nhiệt.
Sử dụng:
– Cài đặt nhiệt độ các ngăn vừa phải phù hợp tính chất thực phẩm, tránh đặt ở mức lạnh nhất.
– Hợp lý hóa thao tác để giảm thiểu số lần và thời gian mở cửa tủ.
– Không đặt thực phẩm che lấp cửa cấp và cửa hồi gió.
– Không cho thức ăn còn nóng vào tủ.
– Không để lớp tuyết bám trên dàn lạnh dày quá 5mm (tủ đông tuyết).
Bảo trì bảo dưỡng:
– Lau sạch bụi, dầu ăn… bám trên dàn nóng
– Đảm bảo gioăng cửa luôn kín, không bong ra.
– Yêu cầu bảo trì sửa chữa ngay khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra: tủ chạy mãi không dừng, tủ chạy rất lâu mới đạt độ lạnh hoặc không đạt độ lạnh, các tiếng ồn bất thường…
Bếp gas:
Lựa chọn:
– Không nên mua bếp cũ đã qua sử dụng, sửa chữa; mua bếp có chế độ ngắt gas tự động nhằm tránh rò rỉ và đảm bảo an toàn.
– Chọn bình chứa gas (van khóa) có chế độ ngắt tự động nhằm tránh rò rỉ và đảm bảo an toàn.
– Tránh sử dụng bếp gas mini cho việc đun nấu thường xuyên.
Lắp đặt: đảm bảo các mối nối kín khít tránh rò rỉ gas.
Sử dụng:
– Sử dụng cỡ nồi phù hợp với lượng thức ăn (tránh thức ăn quá ít so với kích thước nồi).
– Đặt chế độ lửa phù hợp kích thước nồi (sử dụng nồi có kích thước lớn hơn miệng bếp).
– Nên sử dụng nồi kim loại (tránh dùng nồi gốm sứ, đất…) với đáy và thành nồi không quá dày.
– Nên đậy nắp trong khi đun.
– Điều chỉnh nhỏ lửa khi đồ ăn bắt đầu sôi.
– Không nên để muội bám quá nhiều ở đáy và thành nồi.
– Sử dụng nguồn nước nóng sẵn có cho việc đun nấu (nước nóng mặt trời).
– Áp dụng các công đoạn ngâm, vò, xắt nhỏ… nguyên liệu nếu được trước khi đun nấu.
– Tránh để luồng gió thổi vào khu vực bếp.
– Kiểm soát thời gian đun nấu vừa đủ.
Nồi cơm điện:
– Không nên nấu cơm quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn 30 – 45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng.
– Sử dụng nồi cơm điện có công suất và dung tích phù hợp.
– Lau chùi sạch đáy nồi cơm và mâm nhiệt của nồi cơm điện để tiếp xúc tốt hơn.
Máy bơm nước:
– Lựa chọn máy bơm có công suất phù hợp.
– Có đặc tính kỹ thuật phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
– Có hiệu suất cao (máy bơm tốt).
– Nên sử dụng bồn chứa nước bơm để sử dụng nước trong nhiều lần, tránh trường hợp sử dụng nước lúc nào bơm lúc đó sẽ dễ gây lãng phí điện, nước.
– Sử dụng nước tiết kiệm là tiết kiệm điện cho máy bơm.
Quạt:
– Thường xuyên vệ sinh quạt định kỳ.
– Sử dụng tốc độ quạt theo nhu cầu cần thiết, nếu sử dụng tốc độ quạt ở số to nhất sẽ tốn hao điện nhất.
Bếp dầu:
– Thường xuyên kiểm tra và thay tim, chỉnh ngọn lửa phù hợp với kích thước nồi.
Bàn ủi:
– Không ủi đồ vào những giờ cao điểm.
– Tập trung nhiều đồ để ủi một lần (có thể ủi một lúc vào đầu tuần hoặc cuối tuần)
– Khi ủi nên thực hiện ủi theo thứ tự: ủi đồ mỏng rồi ủi đồ dày, sau đó rút phích cắm và tận dụng sức nóng còn lại để ủi đồ mỏng.
– Khi ủi nên kiểm tra cài đặt nhiệt độ của bàn ủi thích hợp cho loại vải cần ủi.
– Không dùng bàn ủi trong phòng có bật máy điều hòa nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt.
– Lau sạch bề mặt kim loại của bàn ủi sẽ giúp hoạt động có hiệu quả hơn
Máy giặt:
– Giặt khối lượng đồ phù hợp với công suất máy.
– Không nên chọn chế độ nước nóng, nếu thật sự không cần thiết.
– Chọn chế độ “tiết kiệm” nếu có.
– Nên đặt máy ở nơi thông gió, thoáng khí.
– Sau khi dùng xong, nên lau sạch các vết bẩn trong và ngoài máy giặt tránh vi khuẩn sinh sôi.
– Không nên đặt máy trong nhà bếp, vì hơi nước, hơi dầu mỡ, hơi mặn… bám vào máy dễ làm ẩm, gỉ… máy giặt.
– Định kỳ một năm một lần tháo bánh sóng làm vệ sinh sạch sẽ những vết bụi bẩn bám lâu ngày.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có biện pháp tra dầu mỡ vào những chi tiết quy định như các ổ trục của bộ phận chuyển động.
– Khi sử dụng máy giặt không nên bỏ đi hay đi ngủ. Cần chú ý để xử lý những sự cố có thể xảy ra. Nếu thấy máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ nên ngưng giặt để kiểm tra.
Máy vi tính:
Chọn:
– Chọn kích cỡ màn hình phù hợp nhu cầu, không nên dùng loại quá lớn.
– Chọn màn hình LCD nếu khả năng tài chính cho phép.
– Sử dụng laptop nếu có điều kiện.
Sử dụng:
– Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá cao.
– Tắt màn hình hoặc chọn chế độ ScreenSaver khi tạm dừng.
– Shut down máy hoặc chọn chế độ hibernate khi ngừng sử dụng máy trong thời gian tương đối dài.
– Tắt máy và rút phích cắm khi không sử dụng máy trong thời gian dài.
Tivi, đầu máy…và các thiết bị điện tử điều khiển từ xa:
Chọn:
– Chọn kích cỡ tivi phù hợp nhu cầu, không nên dùng loại quá lớn.
– Chọn tivi LCD nếu khả năng tài chính cho phép.
Sử dụng:
– Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá cao.
– Tắt tivi khi không có người xem, tránh thói quen “bật sẵn”.
– Với thời gian dài không sử dụng nên tắt tivi bằng nút nguồn (power) và rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
Hoahocngaynay.com
Theo Tuổi trẻ
<
p class=”pBody”>