Tác nhân Grignard vô cơ tạo liên kết kim loại

QUẢNG CÁO

Một nhóm nghiên cứu quốc tế tại ĐHTH Monash (Ôxtrâylia) mới đây thông báo đã tìm ra một số phức với liên kết kim loại – kim loại, có khả năng ứng dụng làm xúc tác và các chất tương tự enzym. Trong số đó có cả các hợp chất Mn(0)-Mg(II), đây là những hợp chất có thể được sử dụng như tác nhân Grignard dạng vô cơ.

Ban đầu, nhóm nghiên cứu đã tìm cách điều chế phức Mn-Mn bằng cách sử dụng phức Mg(I) làm tác nhân phản ứng. Nhưng họ đã phát hiện ra rằng, thay vào đó họ đã tạo ra phức kim loại hỗn hợp LMn-MgL’, trong đó L và L’ là các phối tử amit rất lớn. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thực thể Mn-Mg màu xanh sẫm để điều chế các phức Mn(I)-Mn(I) và Mn(II)-Cr(0).

grignard

Các tác nhân Grignard tiêu chuẩn là các hợp chất hữu cơ – magiê, chúng được sử dụng rộng rãi trong tổng hợp hữu cơ để chuyển nhóm anion từ magiê sang phân tử hữu cơ. Theo cách tương tự, tác nhân Grignard vô cơ sẽ chuyển kim loại và phối tử của nó từ magiê sang phức kim loại khác, tạo thành hợp chất lưỡng kim mới. Khái niệm tác nhân Grignard vô cơ đã được phát triển trong thập niên 1970, nhưng người ta chỉ tìm ra ít ví dụ cụ thể về các tác nhân đó, các tác nhân và sản phẩm đó không bao giờ được xác định rõ ràng.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, sự tiếp cận có kiểm soát đối với các hợp chất dị kim loại có thể là thách thức lớn, nhất là khi các ion kim loại tương tự nhau về mặt điện tử. Việc sử dụng các tác nhân Grignard vô cơ là chiến lược rất tốt mà hiện tại chưa được khảo sát trong lĩnh vực liên kết kim loại-kim loại.

Các hợp chất Mn mới được các nhà hóa học vô cơ quan tâm và là những ví dụ đầu tiên về các phức hai phối trí. Phần lớn các kim loại chuyển tiếp thường cần kết hợp qua 4 liên kết hoặc nhiều hơn để có thể trở thành bền vững. Các phối tử amit lớn hạn chế sự tiếp cận các vị trí kết hợp kim loại, buộc kim loại phải ổn định ở trąng thái oxy hóa thấp hơn so với trạng thái bình thường dựa trên sự bổ sung các điện tử hóa trị, vì vậy chúng có ít phối tử hơn. Ngoài ra, các phản ứng sơ bộ với O2, N2O và cacbonđiimit cho thấy phức Mn(0) – Mg(II) mới có thể hoạt động như tác nhân khử mạnh cho các quá trình tổng hợp hữu cơ.

Tham khảo:  http://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/ja5021348

Hoahocngaynay.com/Hoahoc.info

Nguồn: Chemical & Engineering News

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *