Tái sinh dầu nhờn thải

QUẢNG CÁO

(Hóa học ngày nay-H2N2)-Nguyễn Lệ Trúc, Đại học Bách khoa TP.HCM đã thành công trong việc sử dụng bentonite hoạt hóa để tái sinh dầu nhờn thải. Với  phương pháp này, nhớt tái sinh được sử dụng như dầu gốc, giúp giảm một lượng lớn dầu gốc đang phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Nguyễn Lệ Trúc triển khai nghiên cứu đề tài “Sử dụng Bentonite hoạt hóa để tái sinh dầu nhờn thải” với mục đích giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường từ dầu nhờn thải, đồng thời làm tăng giá trị kinh tế của nguồn chất thải này bằng cách tái sinh thành dầu gốc với phương pháp ít phát sinh chất thải rắn sau xử lý độc hại với môi trường nhất và rẻ tiền.

Bentonite được sử dụng trong công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, đặc biệt là thành phần chính dùng pha chế dung dịch khoan, nhằm nâng cao khả năng làm sạch đáy giếng khoan (tăng khả năng tải bùn khoan), vật liệu xây dựng, vật liệu xử lý nước thải, chất mang xúc tác…

Phương pháp của Trúc là không sử dụng phương pháp luân phiên từng biến truyền thống để khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố như nồng độ axit, thời gian hoạt hóa, nhiệt độ hoạt hóa. Nghiên cứu  đã sử dụng phần mềm Design-Expert để khảo sát ảnh hưởng toàn phần của các yếu tố trên đến quá trình hoạt hóa.

f
 

Qua đó, Bentonite tinh chế được hoạt hóa bằng dung dịch HCl, khảo sát ở các điều kiện xác định (nhiệt độ, thời gian xử lý…), khuấy liên tục, sau đó đem đi lọc rửa bằng nước cất nóng đến hết ion Cl- thử bằng dd AgNO3) sấy khô ở 120độC trong 3 giờ, nghiền mịn, đem đi rây, thu được bentonite hoạt hóa. Thử hoạt tính hấp phụ của bentonite sau khi xử lý bằng cách cho dầu nhờn vào và khuấy đều với tỷ lệ 15g dầu/10g đất sét (1.5:1).

Thời gian để hấp phụ là 60 phút ở 80độC. Sau đó đem đi lọc và so sánh hiệu quả hấp phụ của bentonite hoạt hóa và bentonite thô.

Kết quả, mẫu dầu nhờn sau khi tẩy màu đạt độ tẩy màu tốt nhất là 99,6% với thời gian hoạt hóa là 7,04 giờ, nồng độ axit là 14,0% và nhiệt độ hoạt hóa là 67độC. Khi tăng các yếu tố nhiệt độ hấp phụ và thời gian hấp phụ, hiệu quả tẩy màu tăng lên tương ứng và khi quá trình đạt cân băng, tính chất của dầu nhớt tái sinh gần như không đổi. Khi tăng tỷ lệ lỏng rắn, hiệu quả tẩy màu giảm dần và hiệu suất thu hồi tăng lên tương ứng. Điều kiện hấp phụ tối ưu: tỷ lệ hấp phụ: 1,5, thời gian hấp phụ: 1h, nhiệt độ hấp phụ: 80độC. Dầu nhờn tái sinh thỏa mãn các chỉ tiêu quan trọng theo ASTM và có thể sử dụng làm dầu gốc, nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất dầu nhờn xe máy hoặc dùng làm dầu nhờn cho động cơ tàu thủy, dầu nén thủy lực…

Từ các kết quả thu được, tác giả đi đến khẳng định, sử dụng bentonite hoạt hóa để tái sinh dầu nhờn thải là một hướng nghiên cứu mới chưa công bố trên bất kỳ tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước. Bằng phương pháp tái sinh này, nhớt tái sinh được sử dụng như dầu gốc, chúng ta sẽ giảm một lượng lớn dầu gốc đang phải nhập khẩu từ nước ngoài, tiết kiệm một lượng lớn ngoại tệ cho đất nước.

Bên cạnh đó, phương pháp này sẽ làm tăng giá trị kinh tế của bentonite. Bentonite sau quá trình hấp phụ có thể sử dụng làm chất độn cho nhiên liệu rắn… Lượng chất thải gây ô nhiễm phát sinh từ phương pháp gần như không tồn tại.

Theo số liệu của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), vào năm 2008, tổng lượng xe máy lưu thông trên cả nước là 21,7 triệu xe. Với lượng xe máy lớn như vậy, hàng năm lượng nhớt thải phát sinh là hàng triệu lít.

Theo thống kê, tổng công suất của các nhà máy dầu nhờn Việt Nam là trên 340.000 tấn/năm và lượng dầu gốc phải nhập khẩu là cực lớn. Tái sinh dầu nhờn thải thành dầu gốc từ lượng nhớt thải hằng năm của các phương tiện giao thông sẽ giảm đáng kể lượng dầu gốc phải nhập khẩu.

Nguồn Bee.net.vn


Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *