Tạo ra polyester sinh học có khả năng tái tạo đầu tiên trên thế giới

QUẢNG CÁO

Những ngày của thời trang giải trí theo phong cách Tony Manero đã qua nhưng thời hoàng kim của polyester thì mới chỉ bắt đầu. Từ quần váy tới khăn quàng cổ, polyester được sử dụng nhiều hơn bao giờ hết vì nó nhẹ như lụa và giá cả thấp. Tuy nhiên, các mối đe dọa về sức khỏe và môi trường mà chất hóa dầu này đem lại cũng đã được ghi nhận ở nhiều tài liệu. Hiện nay, các nhà nghiên cứu thuộc công ty Toray Industries tại Nhật Bản đã tạo ra các mẫu sợi polyethylene terephalate (PET) sinh học có khả năng tái tạo hoàn toàn đầu tiên.  

Các chất hóa học cơ bản để tạo nên polyester được tạo ra trong suốt quá trình tinh chế dầu và khí tự nhiên, chủ yếu là paraxylene.Trong khi không có công ty nào thực hiện được thì  Công ty Toray đã thành công trong việc sử dụng paraxylene sinh học chiết xuất từ hoạt động tinh chế nhiên liệu sinh học thay vì từ dầu thô.

Hàng năm, khoảng 40 triệu tấn sợi polyester có nguồn gốc từ sợi tổng hợp được sản xuất trên toàn thế giới. Tác động con số trên không được công bố, nhưng nghiên cứu cho thấy sợi polyester truyền thống có thể lọc qua phtalat đi vào cơ thể con người. Phtalat là một loại chất hóa học được dùng để khiến cho nhựa linh hoạt hơn. Được hấp thụ nhanh chóng qua da, phtalat sẽ phá vỡ sự phát triển và chức năng của các cơ quan có khả năng tái tạo, dẫn đến làm giảm số lượng tinh trùng, teo tinh hoàn và vú phát triển sớm.

Thêm vào đó, polyester không chỉ được dùng trong ngành may mặc mà còn được thấy trong các sản phẩm nội thất, gối bông, rèm cửa và các sản phẩm khác. Điều đó có nghĩa là Toray có thể tạo ra một loạt những thay đổi từ nghiên cứu của mình.

Theo đại diện của công ty, thành công của việc chế tạo ra PET sinh học có khả năng tái tạo hoàn toàn đầu tiên, dù là ở trong phòng thí nghiệm cũng được coi là bằng chứng cho thấy sợi polyester có thể được sản xuất trên quy mô thương mại chỉ từ sinh khối hoàn toàn có khả năng tái tạo. Đây là bước tiến quan trọng đóng góp vào việc thực hiện một xã hội bền vững ít phát thải cacbon.

Hoahocngaynay.com

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn NASATI/Ecouterre

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *