Tảo xanh, bằng chứng của mô hình nông nghiệp thâm canh

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Nhật báo Le Monde có bài nhận định về hiện tượng tảo xanh xuất hiện trên các bãi biển ở Bretagne, vùng nông nghiệp Tây Bắc nước Pháp. Theo bài báo, đây chính là hệ quả của mô hình nông nghiệp thâm canh quá đáng.

Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng tảo xanh tại vùng biển Bretagne này bắt đầu từ năm 1971. Mỗi năm tảo xâm thực một bề mặt nước diện tích khoảng 640 hec-ta. Không những nó phát ra mùi hôi như trứng thối, mà nó còn hủy hoại hình ảnh của vùng Bretagne và nền kinh tế du lịch của vùng này.

Nguyên nhân chính là do lượng nitrat dùng trong nông nghiệp (90% là từ phân bón) thải ra sông ngòi quá cao. Nồng độ nitrat trong nước lên đến 30mg/l, cao gấp 10 lần so với nồng độ tự nhiên trên sông.

Các nhà khoa học khẳng định, đây chính là « sản phẩm của mô hình nông nghiệp thâm canh », được đưa thực hiện vào những năm 60, một kiểu mô hình coi trọng năng suất, công nghiệp và phù hợp với toàn cầu hóa. Theo các nhà khoa học, để làm chủ được hiện tượng tảo xanh, cần phải hạ nồng độ nitrat trên sông ngòi xuống dưới ngưỡng 10 mg/l, nghĩa là phải giảm lượng phân bón xuống 35% và giảm chăn nuôi gia súc xuống 15%.

Các lớp tảo xanh dày đặc cũng đã “xâm lấn” các bãi biển ở Thanh Đảo, thành phố cảng thuộc tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc, de dọa đời sống biển và khiến giới chức địa phương phải huy động một lực lượng đông đảo để thu dọn.

Theo số liệu của Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, tính đến hôm thứ hai, đám tảo xanh phát triển nhanh và bao phủ một diện tích khoảng 400 km2 ở vùng biển của Thanh Đảo, nó bốc mùi hôi thối và gây khó chịu cho cư dân tại khu vực này.

Nhật báo China Daily (Trung Quốc) cho biết chính quyền địa phương đã huy động 66 tàu thuyền để làm sạch tảo, ngoài ra còn phân công 4 tàu khác theo dõi sự bành trướng của tảo.

Các quan chức địa phương cho hay đám tảo xanh được thu dọn sẽ được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi và được chôn nhằm làm phì nhiêu cho chất nông nghiệp.

Do ảnh hưởng của tảo xanh ngày càng lan rộng, lượng khách du lịch tới bãi biển Thanh Đảo đã giảm từ hơn 5.000 người nay chỉ còn khoảng vài trăm”, Sun Hongbin bày tỏ. “Một cậu bé không may bị mắt kẹt trong đám tảo xanh hôm thứ bảy tuần trước ở ngoài bờ biển Thanh Đảo và suýt chút nữa cậu bé đã trở thành nạn nhân của tảo”, Sun Hongbin lo lắng.

Tảo xanh hình thành do tình trạng ô nhiễm nước. Mặc dù tảo xanh không độc hại và không ảnh hưởng đến chất lượng nước, nhưng nó lại hấp thụ một lượng lớn dưỡng khí, đe dọa tới sinh vật biển.

Zhao Peng, một viên chức cảnh sát biên giới trên đảo Xuejia, Thanh Đảo nói: “Vào năm 2008, một khối lượng lớn tảo xanh tương tự đã tràn tới và giết chết nhiều sò điệp (scallops), cá và bào ngư (abalones) gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngư dân địa phương”.

Các đám tảo xanh, bị sóng đánh trôi vào các bãi biển của Thanh Đảo, chỉ là một phần nhỏ của dải tảo xanh khổng lồ diện tích 410km2, vốn sinh sôi ở Hoàng Hải và đang trôi về phía Thanh Đảo.

Mặc dù tảo xanh không độc hại nhưng lại hấp thụ một lượng lớn khí ôxy, đe dọa đời sống biển. Ngoài ra, tảo xanh còn bốc mùi khó chịu.

Các công nhân và tình nguyện viên đã thu dọn hơn 240 tấn tảo xanh từ bờ biển của Thanh Đảo kể từ khi tảo xanh phát triển mạnh hơn 1 tháng trước.

Hoahocngaynay.com (Tổng hợp)

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *