Than hoạt tính từ rễ bần

QUẢNG CÁO

cay_ban_1(Hóa học ngày nay-H2N2)-Từ loại nguyên liệu có sẵn ở Đồng bằng Nam Bộ là rễ bần, hai tác giả La Vũ Thùy Linh và Trương Ngọc Đức (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) đã nghiên cứu sản xuất thành công than hoạt tính.

Các tác giả cho biết, công trình đã xác định được đặc trưng của rễ bần và sản xuất thành công than hoạt tính với điều kiện than hóa ở 450°C trong 3 giờ và hoạt hóa bằng cách tẩm muối cacbonat và nung trong môi trường CO2 ở nhiệt độ 800°C trong khoảng 1 giờ… Kết quả cho thấy than hoạt tính từ rễ bần có thể thay thế các loại than hoạt tính trên thị trường trong xử lý nước, xử lý môi trường, hấp phụ, khử mùi và màu.

Cây bần (tên khoa học Sonneratia caseolaris) là loại cây đặc thù ở vùng đất bồi lắng phù sa đồng bằng sông Cửu Long, một loại cây rất gần gũi với bà con Nam bộ.Cây bần còn gọi là cây thủy liễu, thường mọc ven các kênh rạch hay xen lẫn trong những đám lá dừa nước. Là loại cây sống trong môi trường bùn nước, bần có rễ phụ mọc nhô lên khỏi mặt bùn. Cây bần có chức năng giữ đất rất tốt, gỗ chủ yếu dùng làm chất đốt. Hoa bần màu trắng pha chút hồng phấn, rất đẹp, cho trái. Trái bần có vị chua của phần thịt, chát của phần hạt rất thú vị.

Hóa học ngày nay-H2N2

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *