Thuốc đuổi muỗi bằng vi khuẩn

QUẢNG CÁO

Vi khuẩn có ích trên da giúp bảo vệ chúng ta chống các mầm bệnh xâm nhập. Nay một dự án nghiên cứu mới do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ sẽ cho phép khai thác những vi khuẩn này để hỗ trợ những người lính trong cuộc chiến chống các loài muỗi gây bệnh.

Xem thêm: Diệt muỗi an toàn và hiệu quả

Trong chương trình được Bộ Quốc phòng Mỹ cấp kinh phí 15 triệu USD, các nhà khoa học tại hai công ty sinh học Mỹ và Đại học quốc tế Florida đã hợp tác tham gia dự án nghiên cứu với mục đích bảo vệ tốt hơn các quân nhân hoạt động ở những khu vực có muỗi mang virut sốt rét và virus Zika.

Các loại thuốc đuổi muỗi hiện đang bán trên thị trường như DEET (N,N-diethyl-meta-tuluamide) phải được xoa lại lên da sau mỗi đợt vài giờ, vì vậy không thích hợp để sử dụng trong một số tình huống quân sự. Với mục đích thay thế những loại thuốc này, các nhà nghiên cứu nói trên đã khảo sát việc vi khuẩn có thể thay đổi các hợp chất dễ bay hơi và thu hút muỗi ở da người như thế nào. Họ phát hiện thấy rằng, một sản phẩm có chứa những vi khuẩn như vậy có thể tạo ra lớp bảo vệ chống muỗi đốt trong thời gian cho đến 2 tuần.

Các nhà nghiên cứu đã tìm cách biến đổi gen dòng vi khuẩn trên da Staphylococcus epidermidis sao cho chúng có thể đảo ngược tín hiệu mùi của da. Trước tiên, vi khuẩn sẽ “ăn” các hóa chất thu hút muỗi – đó là những hợp chất như axit butyric. Sau đó, vi khuẩn tạo ra các phân tử dễ bay hơi có khả năng đuổi muỗi. Theo các nhà khoa học, những vi khuẩn như vậy sẽ tạo ra các hợp chất tương tự như DEET, nhưng những hợp chất này có thể được tổng hợp liên tục trong vi khuẩn, khác với các loại thuốc đuổi muỗi có bán trên thị trường hiện nay.

Để kiểm tra hiệu quả của các dòng vi khuẩn da đã được biến đổi, các nhà nghiên cứu sử dụng công cụ gọi là khứu giác kế. Người thử nghiệm xoa dầu có chứa vi khuẩn lên một cánh tay rồi đặt cánh tay đó vào khoang kín có muỗi. Cánh tay còn lại không xoa dầu và được đặt vào phía bên kia của khoang. Sau đó, các nhà nghiên cứu đếm lượng chênh lệch số muỗi bám trên mỗi cánh tay để đo hiệu quả đuổi muỗi của vi khuẩn.

Hoahocngaynay.com

Nguồn: Vinachem/Chemical & Engineering News

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *