Thuốc trừ sâu DDT bị cấm

QUẢNG CÁO

ddt(Hóa học ngày nay-H2N2)-Năm 1962, quyển Silent Spring (Mùa xuân im lặng) của nhà sinh vật học người Mỹ Rachel Carson ra đời dẩn đến việc cấm sử dụng thuốc trừ sâu DDT.  

Năm 1962, những tác dụng phụ nguy hiểm lâu dài của thuốc trừ sâu DDT và các thuốc trừ sâu khác là chủ đề của một cuộc họp báo giữa giới truyền thông và Tổng thống John F. Kennedy.

Trả lời báo chí, tổng thống Mỹ thừa nhận ông đang tìm hiều về chủ đề này khi đọc quyển sách “Silent Spring” về môi trường đất của nhà sinh học Rachel Carson và tuyên bố rằng chính phủ đang xem xét sâu hơn về các cảnh báo. Cuối cùng, DDT đã bị cấm ở Mỹ.

Năm 1962, nhà sinh học người Mỹ Rachel Carson đã viết quyển “Silent Spring” (tạm dịch Mùa xuân im lặng).

Rachel Louise Carson (27/5/1907 – 14/4/1964) là một nhà sinh học biển và là tác giả viết về nhiên nhiên.

Các tác phẩm của bà đã có đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy phong trào môi trường toàn cầu. 

Quyển sách đã liệt kê các tác động môi trường của việc sử dụng DDT bừa bãi ở Mỹ và đặt nghi vấn về các tác động của chúng đối với môi trường hay sức khỏe con người. 

Rachel Carson cho rằng DDT và thuốc trừ sâu khác gây ra ung thư và việc sử dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp là một mối đe dọa cho động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim.

Sách được xuất bản là một sự kiện đánh dấu sự ra đời của phong trào vì môi trường. Nó đã tạo ra làn sóng phản đối kịch liệt trong công chúng dẫn đến một lệnh cấm được ban hành vào năm 1972 ở Mỹ.

DDT sau đó đã được cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới theo Công ước Stockholm, nhưng về một mặt nào đó, người ta vẫn tiếp tục tranh cãi về việc sử dụng DDT trong kiểm soát vector gây bệnh.

Cùng với Đạo luật Bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng (Endangered Species Act), lệnh cấm sử dụng DDT của Mỹ đã được các nhà khoa học xem như là hai nhân tố chính trong sự phục hồi của đại bàng đầu hói, một loài chim được xem là hình ảnh biểu tượng của nước Mỹ, gần như đã tuyệt chủng.

ddt_molecule

Phân tử DDT

Lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1874, khả năng diệt côn trùng của DDT (dichlorodiphenyltrichloroethane) chưa được phát hiện cho đến năm 1939, và nó đã được sử dụng một cách hiệu quả vào nửa cuối Thế chiến II để kiểm soát bệnh sốt rét và sốt phát ban giữa các thường dân và quân đội. Sau chiến tranh, DDT đã được sử dụng như một thuốc trừ sâu nông nghiệp, và sản lượng của nó sớm được sản xuất và sử dụng một cách tăng vọt. Nhà hóa học Thụy Sĩ Paul Hermann Müller (12/1/1899 – 12/10/1965) đã được trao giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1948 do “khám phá ra DDT là một chất độc có đặc tính diệt sâu bọ và sử dụng DDT nhằm kiểm soát các dịch bệnh do vật chủ trung gian gây ra như muỗi, chấy rận…”.

Nguồn Đất Việt


Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *