Tổng quan dự án đường ống dẫn khí của Việt Nam

QUẢNG CÁO

Hệ thống đường ống dẫn khí của Việt Nam (không bao gồm đường ống dẫn khí nội mỏ thuộc các công trình khai thác khí – thượng nguồn) gồm các công trình như sau:

I. Các công trình đang vận hành

1. Hệ thống đường ống dẫn khí Bạch Hổ (Sư Tử Vàng – Rạng Đông – Bạch Hổ – Dinh Cố – Phú Mỹ) với tổng chiều dài 242 km (trong đó trên biển 197 km, trên bờ 45 km), công suất thiết kế 2.2 tỷ m3/năm cho đường ống Bạch Hổ-Dinh Cố-Phú Mỹ, cùng các hạng mục khác (Trạm nén tăng áp Dinh Cố, Nhà máy xử lý khí Dinh Cố, đường ống vận chuyển LPG, condensate từ Nhà máy xử lý khí Dinh Cố, đường ống vận chuyển LPG, condensate từ nhà máy xử lý khí Dinh Cố đến Thị Vải, đường ống dẫn khí Dinh Cố – Bà Rịa – Phú Mỹ, Trạm phân phối khí Bà Rịa, Trạm phân phối khí Phú Mỹ, các trạm van ngắt tuyến), vận hành từ 1995.

2. Hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 1 (Nam Côn Sơn-Long Hải-Dinh Cố-Phú Mỹ) với tổng chiều dài 400 km (trong đó đường ống từ mỏ Lan Tây – Dinh Cố dài 370km, đường ống Dinh Cố – Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ 32 km), công suất thiết kế 7 tỷ m3/năm, vận hành từ năm 2002.

3.  Hệ thống đường ống dẫn khí thấp áp Phú Mỹ – Mỹ Xuân – Gò Dầu với chiều dài 7 km, công suất thiết kế 1 tỷ m3/năm, vận hành từ năm 2003.

4. Hệ thống đường ống dẫn khí Phú Mỹ – thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 1: Phú Mỹ – Nhơn Trạch – Hiệp Phước) với chiều dài 40 km, công suất thiết kế 2 tỷ m3/năm, vận hành từ 2008.

5. Hệ thống đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 1 (từ giàn Thiên Ưng kết nối vào đường ống nội mỏ Bạch Hổ) với chiều dài đường ống trên biển 151 km, công suất thiết kế 7 tỷ m3/năm, vận hành từ năm 2015.

6. Hệ thống đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau với chiều dài 325 km (trong đó trên biển 298 km, trên bờ 27 km), công suất thiết kế 2 tỷ m3/năm, cùng các hạng mục khác (Trạm tiếp bờ tại Mũi Tràm – Cà Mau, Trạm phân phối khí Cà Mau), vận hành từ 2007.

II. Các Dự án đang và chuẩn bị triển khai

1. Dự án Nam Côn Sơn 2-Giai đoạn 2

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường ống dẫn khí NCS2 được PVN phê duyệt năm 2011. Dự án đầu tư nhằm mục đích vận chuyển khí từ các mỏ Hải Thạch – Mộc Tinh, mỏ Thiên Ưng – Mãng Cầu và các mỏ khí khác của bể Nam Côn Sơn và Bể Cửu Long vào bờ cung cấp cho các hộ tiêu thụ tại khu vực miền Đông Nam Bộ với quy mô đầu tư như sau:

  • Hệ thống đường ống biển có chiều dài khoản 261.5 km, đường kính 26 inch, xuất phát từ KP64 qua Thiên Ưng- Mãng Cầu, Bạch Hổ và tiếp bờ tại Long Hải, vận chuyển 2 pha có công suất thiết kế 18.4tr m3 khí và 1.320 tấn Condensate/ngày đêm (tương đương với công suất vận chuyển khí khô là 7 tỷ m3/năm. Đường ống có đầu chờ nhận khí gần giàn Hải Thạch, kết nối với giàn Thiên Ưng, Đại Hùng và các đầu chờ kết nối tại khu vực Bạch Hổ.
  • Đường ống trên bờ khoảng 9 km có đường kích 26 inch từ Long Hải tới nhà máy Dinh Cố 2 (GPP2) và khoảng 30km có đường ống kính ngoài 30 inch dẫn khí từ GPP2 đến Phú Mỹ, trạm van ngắt tuyến tại Phước Hòa, phần mở rộng của Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ.
  • Nhà máy xử lý khí GPP2 có công suất 7tr m3 khí/ngày đêm đặt tại Dinh Cố, khoảng 25 km tuyến ống dẫn các sản phẩm lỏng từ GPP2 đến kho cảng Thị Vải và 3 trạm van ngắt tuyến dọc các tuyến ống dẫn sản phẩm lỏng.
  • Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.3 tỷ USD, dự án NCS2 đã được PVGas phê duyệt phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Chiều dài toàn tuyến đường ống khoảng 151.35 km, đường kính ống 26 inch từ Thiên Ưng và kết thúc tại điểm Tie in (KP 207+500) kết nối vào Bạch Hổ để thu gom khí Đại Hùng và Thiên Ưng (đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 23/1/2017). Thời gian hoàn thành bọc ống của PVB trong dự án này chỉ khoảng 10 tháng, trong đó năng lực công ty lúc cao điểm có thể hoàn thành bọc 20 km ống trong thời gian 20 ngày đêm.

– Giai đoạn 2: Tuyến ống dự kiến có chiều dài khoảng 117 km đường kính 26 inch, công suất thiết kế là 20 triệu m3/ngày đêm, Trạm tiếp bờ vào Long Hải, sau đó kèo dài đến nhà máy Dinh Cố 2 với chiều dài khoảng 9 km đường ống 26 inch. Dự án dự kiến bắt đầu thực hiện từ đầu quý 4/2019 và hoàn thành vào quý 3/2020.

Chi tiết đường ống Nam Côn Sơn 2-Giai đoạn 2:

Theo kế hoạch phát triển toàn bộ mỏ Sư Tử Trắng vào năm 2019-2020, và mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt dự kiến sẽ triển khai sau thời gian đó, do đó việc triển khai dự án NCS2-GĐ2 và thu gom khí cũng cần chia thành các giai đoạn đầu tư để đảm bảo thu gom, vận chuyển khi phù hợp với kế hoạch khai thác của các mỏ, giảm thiểu rủi ro về tiến độ khai khác nguồn khí Sao Vàng-Đại Nguyệt. Phân kỳ đầu tư dự án NCS2 như sau:

Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2: Để tiếp nhận và xử lý nguồn khí Sư Tử Trắng, trong giai đoạn đầu chỉ xây dựng 117 km đường ống biển từ KP 207+474 về bờ, xây dựng nhà máy GPP2 thuộc dự án NCS2-GD2 với công suất 7 triệu m3/ngày và các đường ống dẫn sản phẩm.

Giai đoạn tiếp theo: Sau khi trữ lượng và kế hoạch phát triển mỏ Sao Vàng-Đại Nguyệt rõ ràng hơn, Dự án NCS2 sẽ triển khai đầu tư giai đoạn tiếp theo cùng dự án thành phần liên quan theo hướng đầu tư đường ống thu gom khí từ Thiên Ưng về Sao Vàng và đường ống kế nối giàn nén Sao Vàng vào tuyến NCS2; hoặc xây dựng giàn nén CCP-Thiên Ưng và đường ống thu gom khí từ mỏ Sao Vàng về giàn nén Thiên Ưng. Khi đó toàn tuyến ống biến NCS2 sẽ chuyển sang chế độ vận hành cao áp. Tiến độ của giai đoạn này sẽ đồng bộ với kế hoạch phát triển mỏ Sao Vàng-Đại Nguyệt.

+ Tuyến ống từ Hải Thạch kế nối về NCS2 sẽ được triển khai tiếp khi đủ điều kiện.

  • Thời gian đấu thầu dự kiến: Đã EPC và triển khai bọc ống đầu tháng 10/2019

Tổng quan dự án đường ống dẫn khí của Việt Nam

2. Dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt

  • Dự án khí Sao Vàng – Đại Nguyệt thuộc Lô 05-1b và 05-1c, bể Nam Côn Sơn có trữ lượng khai thác khoảng 16 tỷ m3 khí. Khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần làm tăng thêm sản lượng khoảng 5 triệu m3/ngày trong vòng 15 năm.
  • Dự án đường ống Sao Vàng – Đại Nguyệt được phân thành hai tuyến:

+ Sao Vàng đến NCS2 dài 22 km

+ Thiên Ưng tới Sao Vàng dài 23 km

  • Dự án dự kiến sẽ tiến hành EPC và bọc ống trong quý 1/2020 và hoành thành trong năm 2021.

Sao Vang Dai Nguyet

Vị trí mỏ Sao Vàng-Đại Nguyệt và đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 (NCSP2)

3. Dự án Kinh Ngư Trắng

  • Đây là mỏ dầu và khí đồng hành nằm trong lô 9-2/09, trước đây do PVEP POC điều hành. Kình Ngư Trắng có sản lượng khoảng 16.000 thùng dầu /ngày trong vòng đời khai thác khoảng 15 năm. Mỏ nằm ở mớm nước sâu 55 mét, cách giàn Rạng Đông của JVPC 14km và cách Vũng Tàu 140km, bể Cửu Long.
  • Dự án sẽ được làm đường đấu nối từ KNT và KNN về giàn BK-15 của mỏ Bạch Hổ sau đó đưa vào đường ống NCS2 vận chuyển về nhà máy xử lý khí.
  • Tiến độ dự kiến: Dự án dự kiến EPC trong quý 2/2020 và hoàn thành vào quý 4/2021.

Tổng quan dự án đường ống dẫn khí của Việt Nam

4. Dự án Sư Tử Trắng

  • Dự án phát triển mỏ Sư Tử Trắng – giai đoạn 2 sẽ xây dựng bổ sung thêm các giàn khai thác, giàn xử lý trung tâm và bơm ép để sản lượng khí khai thác đạt mức 1,5 tỉ m3/năm, dự kiến bắt đầu khai thác từ năm 2021 và kéo dài đến sau 2035. Khi đó, khí từ mỏ sẽ được đưa thẳng về bờ qua đường ống nối từ STT đến đường ống Nam Côn Sơn 2 – GĐ 2 với chiều dài khoảng 75 km,  để cung cấp nguồn khí cho Nhà máy Xử lý Khí Dinh Cố 2.
  • Hiện tại kế hoạch phát triển mỏ STT đã được trình Tập đoàn PVN xem xét, do đó dự kiến cuối năm 2018 sẽ được phê duyệt FS.

Tổng quan dự án đường ống dẫn khí của Việt Nam

5. Dự án Lô B-Ô Môn

  • Mục tiêu: Dự án Đường ống dẫn khí Lô B – Ô môn đầu tư nhằm vận chuyển và phân phối khí tự nhiên từ các Lô B 48/95 và 52/97 thuộc vùng biển Tây Nam, Việt Nam từ năm 2021 với sản lượng khai tháng khoảng 5-5.6 tỷ m3/năm (bao gồm 23% CO2 và khí trơ) trong giai đoạn từ 2021-2040 để cung cấp cho các Nhà máy điện tại Trung tâm điện lực Ô Môn, bổ sung cho cụm Khí – Điện –Đạm Cà Mau và các nhà máy điện tại trung tâm điện lực Kiên Giang.
  • Phương án tuyến ống: Tuyến ống chính tiếp bờ tại An Minh tới GDC Ô Môn có tuyến nhánh tiếp bờ ở Mũi Tràm –Cà Mau.
  • Dự án gồm các hạng mục chính như sau: tuyến ống biển và trên đất liền, Trạm tiếp bờ tại An Minh – kiên Giang, Trạm tiếp bờ tại Mũi Tràm –Cà Mau, Trạm phân phối khí Kiên Giang, Trung tâm phân phối khí Ô Môn – Cần Thơ, các trạm van ngắt tuyến.
  • Tuyến ống có chiều dài khoản 432 km trong đó:

+ Đường ống biển dài 330 km từ giàn công nghệ trung tâm Lô B thuộc vùng biển tây Nam đến điểm tiếp bờ tại An Minh- Kiên Giang và tại Mũi Tràm – Cà Mau.

+ Đường ống trên đất liền dài 102 km từ điểm tiếp bờ tại An Minh – Kiên Giang về GDC Ô Môn – Cần Thơ.

+ Các trạm tiếp bờ cà trạm phân phối khí.

  • Tổng mức đầu tư (đã bao gồm VAT) là 1,28 tỷ USD tại thời điểm 2015, dự kiến hoàn thành vào năm 2021.
  • Thời gian đầu thầu dự kiến: 2021-2022. Hiện tại tiến độ thời gian này được chúng tôi ước tính dựa trên kế hoạch xây dựng nhà máy điện Ô Môn II dự kiến hoàn thành 2022-2023. Dự án đang gặp phải vấn đề về thu xếp vốn, tuy nhiên chúng tôi đánh giá vấn đề này sẽ dễ giải quyết hơn là việc phát triển điện từ các mỏ khí phía Đông do gặp phải những vấn đề liên quan đến “xung đột” của Trung Quốc.

Tổng quan dự án đường ống dẫn khí của Việt Nam

6. Dự án Cá Voi Xanh

Khu vực mỏ Cá Voi Xanh nằm tại lô 118, nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam, cách bờ biển miền Trung Việt Nam khoảng 80 km. Mỏ Cá Voi Xanh (Blue Whale) có trữ lượng ước tính 150 tỉ mét khối khí đốt.

Đường ống dẫn khí mỏ Cá Voi Xanh với chiều dài khoảng 100 km, công suất thiết kế khoảng 7 tỷ m3/năm, cùng nhà máy xử lý khí, dự kiến đi vào vận hành trong giai đoạn 2023-2024.

Từ năm 2009, ExxonMobil và Petrovietnam hợp tác thăm dò mỏ “Cá Voi Xanh”. Tháng 8 năm 2020 hai bên đang chuẩn bị hoàn thành đàm phán hợp đồng bán khí. ExxonMobil cho là dự án Cá Voi Xanh sẽ cung cấp khoảng 20 tỷ USD cho nguồn thu của chính phủ Việt Nam từ nguồn dự trữ khí.

Ca Voi Xanh

Chuỗi dự án khí – điện Cá Voi Xanh gồm các dự án thành phần: Dự án Phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh; Các Dự án Nhà máy điện sử dụng khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh (Miền Trung I, II (Quảng Nam) và Dung Quất I, II và III (Quảng Ngãi).

Việc phát triển Chuỗi dự án khí – điện Cá Voi Xanh đặc biệt quan trọng, dự kiến khi đi vào vận hành thương mại, hàng năm 5 nhà máy điện nêu trên sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 23-25 tỷ kWh điện, góp phần đảm bảo đủ điện cho đất nước từ năm 2023, và theo tính toán sơ bộ, tổng thu ngân sách Nhà nước từ chuỗi dự án (giai đoạn 2023-2044) đạt khoảng 15-18 tỷ USD.

Đối với các Dự án Nhà máy điện sử dụng khí Cá Voi Xanh (các Dự án hạ nguồn), gồm:  Dự án Nhà máy điện Miền Trung I và II (do PVN làm chủ đầu tư) và các Dự án Nhà máy điện Dung Quất I và III (do EVN làm chủ đầu tư), tại cuộc họp ngày 11/9/2019, Thường trực Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc thông qua chủ trương đầu tư các Dự án Nhà máy điện Miền Trung I và II, Dung Quất I và III. Hiện Văn phòng Chính phủ đang hoàn thiện các thủ tục để ban hành văn bản chính thức.

Riêng với Dự án Nhà máy điện Dung Quất II do Sembcorp làm chủ đầu tư, hiện Bộ Công Thương đang đàm phán với Nhà đầu tư Sembcorp về Bộ Hợp đồng BOT.

Hoahocngaynay.com

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *