Xốp nano được sử dụng để hút các chất độc trong máu

QUẢNG CÁO

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học California, San Diego đã tạo ra các miếng xốp rất nhỏ mô phỏng những tế bào hồng cầu và có khả năng hút các độc tố gây chết người bao gồm nọc rắn và vi khuẩn ra khỏi máu.

Xốp nano này được làm từ lõi polime tương thích sinh học phủ các phần của màng tế bào hồng cầu của vật chủ. Lớp phủ đó đánh lạc hướng hệ miễn dịch nhận dạng xốp nano như các tế bào máu của cơ thể, do đó không tấn công chúng. Vì mỗi xốp nano nhỏ hơn tế bào hồng cầu đến 3.000 lần, do đó, màng của một tế bào được khai thác cung cấp đủ vật liệu để phủ lên hàng nghìn miếng xốp.

Khi các xốp nano được tiêm vào trong máu, chúng hút các “chất độc tạo thành lỗ” giống như các tế bào hồng cầu thật. Các độc tố này được sản sinh không chỉ bởi nọc rắn và côn trùng mà cả các vi khuẩn như Staphylococcus aureus và E.coli. Chúng tiêu diệt các tế bào bằng cách đục thủng các màng ngoài.

Do đó, nhiều xốp nano được tiêm vào cuối cùng tích tụ lại thực tế vượt quá số lượng tế bào hồng cầu thật trong máu. Điều này dẫn đến đa số độc tố bám vào các xốp nano, tách riêng hầu hết các tế bào máu. Sau đó, các xốp chứa độc tố được vận chuyển đến gan nơi cả polime và các chất độc được chuyển hóa an toàn mà không gây tác dụng có hại cho cơ thể.

Trong các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm, 89% số chuột còn sống sót trước liều lượng chất độc alpha-haemolysin từ vi khuẩn Staphylococcus aureus gây chết người, nếu được tiêm xốp nano ngay từ đầu. Con số đó giảm xuống còn 44% khi xốp nano được bơm vào sau khi chuột tiếp xúc với độc tố.

Các thử nghiệm lâm sàng xốp nano đang được lập kế hoạch thực hiện. Báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nature Nanotechnology.

Hoahocngaynay.com/Hoahoc.info

Nguồn: NASATI/Gizmag

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *