Khảo sát sự hấp phụ SO2 lên bề mặt một số oxit kim loại mang Pt bằng phương pháp phiếm hàm mật độ

QUẢNG CÁO

Mặc dù các kết quả tính toán được cho thấy, MgO hấp phụ SO2 rất yếu nhưng vẫn chưa có kết luận gì về khả năng hấp phụ SO2 của MgO khi bề mặt MgO được đặt thêm các nguyên tử kim loại hoạt động. Tác giả Trần Văn Tân, Nguyễn Ngọc Hà, Trần Thành Huế (khoa Hóa Đại học Sư phạm Hà Nội) thực hiện đê tài nhằm làm rõ vấn đề này.

Đề tài cho phân tử SO2 đặt vào hộp mô phỏng và tiến hành các phép tính. Trong suốt quá trình tính các nguyên tử trên bề mặt oxit kim loại mang nguyên tử Pt được giữ nguyên vị trí và chỉ thay đổi vị trí của các nguyên tử trong phân tử SO2 Tất cả các phép tính đều dựa trên nguyên lí phiếm hàm mật độ sử dụng sóng phẳng và thế giả bảo toàn chuẩn với phiếm hàm tương quan trao đổi LDA của Vosko cùng đồng sự trong gói phần mềm mã nguồn mở NWChem.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, khả năng hấp phụ SO2 của MgOPt (001) là mạnh nhất kế là ZnOPt (001) và cuối cùng là Cr2O3 (101) Chính khả năng hấp phụ SO2 chủ yếu của bề mặt MgO(001) và khả năng hấp phụ SO2 mạnh của bề mặt MgOPt (001) đã đưa đến việc sử dụng MgO như một chất thích hợp cho các xúc tác mang kim loại (như Pt) nhằm làm xúc tiến các phản ứng liên quan đến phân tử SO2 . Bản thân các bề mặt ZnO(001), Cr2O3 (101) đã hấp phụ mạnh SO2 Hơn nữa, việc mang nguyên tử Pt trên bề mặt làm khả năng hấp phụ SO2 của những bề mặt kim loại đó giảm xuống. Vì thế, nhóm tác giả cho rằng: không cần phải đưa nguyên tử Pt lên bề mặt chúng mà vẫn có thể thực hiện trực tiếp các phản ứng xúc tác liên quan đến phân tử SO2


Theo Hóa học & Ứng dụng, số 4/08

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Bình luận