Chế tạo vật liệu hấp thụ dầu trên cơ sở styren và lauryl metacrylat bằng phương pháp huyền phù

QUẢNG CÁO

Đề tài do tác giả Nguyễn Tiến Dũng (Khoa Hóa, Đại học Sư phạm Hà Nội), Trịnh Đức Công, Nguyễn Văn Khôi (Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Nguyễn Hữu Trịnh (Khoa công nghệ hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội) thực hiện nhằm nghiên cứu khả năng hấp thụ dầu của Polyme trên cơ sở styren và lauryl metacrylat.

Nhóm tác giả tiến hành thí nghiệm bằng cách sử dụng các hóa chất như: Styren (St), lauryl metacrylat (LMA), benzoyl peroxit, divinylbenzene, keo gelatin, các dung môi khác. Phản ứng trùng hợp được tiến hành trong bình năm cổ có sinh hàn hồi lưu, phễu nhỏ giọt, bị khuấy, nhiệt kế và thiết bị sục khí N2. Dung dịch nước và chất ổn định huyền phù genlatin với nồng độ 0,35% được đưa vào thiết bị phản ứng và được gia nhiệt tới 900C. Tốc độ nhỏ giọt là 10g/phút, tốc độ này cho phép quá trình thực hiện ở nhiệt độ ổn định. Tốc độ khuấy trong quá trình trùng hợp là 400 vòng/phút. Khi nạp hết monome, tiếp tục khuấy trong 4 giờ sau đó dừng phản ứng.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khả năng hấp phụ toluen của polyme khi tỉ lệ St: LMA là 40:60 là thích hợp. Khi hàm lượng styren tăng sẽ làm tăng khoảng hở bên trong của cấu trúc mạng không không gian 3 chiều của polyme vì vậy lượng toluen hấp thụ tăng. Nếu hàm lượng styren tăng quá cao, khả năng co giãn linh động của mạng lưới không gian bị cản trở dẫn tới khả năng hấp phụ toluen giảm, đồng thời tính chất hút toluen của polyme phụ thuộc nhiều vào lượng toluen.
Vật liệu hấp phụ dầu trên cơ sở St và LMA đã được chế tạo bằng phương pháp trùng hợp huyền phù. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ dầu và dung môi hữu cơ của sản phẩm đã được nghiên cứu như: tỉ lệ monome, nồng độ chất khơi mào, nồng độ chất tạo lưới.


Theo tạp chí Hóa học, số 6/07

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *