Quần áo của chúng ta đang mặc có thể chứa nonylphenol ethoxylates (NPEs), hóa chất có thể phân hủy trong nước để tạo thành nonylphenol (NP) – một hóa học độc hại, bền vững và ảnh hướng đến nội tiết tố. 52 trong số 78 sản phẩm may mặc từ 14 thương hiệu quần áo toàn cầu đã kiểm tra dương tính với NPEs, trong đó có bốn sản phẩm của Adidas. Đây là kết quả nghiên cứu vừa được Greenpace công bố.
Quần áo lấy mẫu được thực hiện ở hai loại vải tự nhiên và tổng hợp, bao gồm thiết kế cho nam giới, phụ nữ và trẻ em. Quần áo thương hiệu hàng đầu như Adidas, H & M, Calvin Klein, Abercombie & Fitch và mười hãng khác được sản xuất bằng cách sử dụng ethoxylates nonylphenol (NPEs), khi nó bị phá hủy sẽ trở thành nonylphenol độc hại (NP). Nonylphenol là một hóa chất bền vững, phá vỡ hocmôn thông qua chuỗi thức ăn, và thậm chí là độc hại ở mức rất thấp.
Hóa chất này bị cấm sử dụng trong sản xuất dệt may tại EU, nhưng ở Trung Quốc và các nước châu Á khác như Việt Nam, nơi có nhiều quần áo thương hiệu toàn cầu, NPE được sử dụng rộng rãi trong quá trình nhuộm.
Quần áo có chứa các hóa chất này được sử dụng và giặt sạch, và sau đó nó gây ô nhiễm cho các nguồn nước trên thế giới.
Ngay cả khi nước thải được xử lý, cũng không thể loại bỏ hoàn toàn NPEs, và thay vào đó chỉ có một phần làm suy giảm.
Các mặt hàng quần áo nơi các hóa chất này đã được phát hiện đã được mua và sản xuất khắp nơi trên toàn thế giới, điều đó chứng minh rằng việc sử dụng và giải phóng các hoá chất độc hại là một vấn đề phổ biến và có hậu quả nghiêm trọng, lâu dài và sâu rộng cho người dân và động vật hoang dã.
Công bố này của Greenpace đã gây ra những tranh luận. Đại diện hãng H & M đã tuyên bố rằng: phương pháp được sử dụng để thử nghiệm mức độ NPE của Greenpace là không chắc chắn. Katja Schreiber – phát ngôn viên của Adidas cũng chỉ ra: mức độ NPE trong sản phẩm của mình nhỏ hơn 100mg/kg, không phải như công bố là 27.000 mg/kg. “Tuy nhiên, chúng tôi cần phải tiếp tục làm việc để giảm số lượng các chất hóa học trong các sản phẩm của chúng tôi” – ‘Katja Schreiber nói.
Các nhà hoạt động của Green kết luận: “Mọi người có quyền được biết về những hoá chất có mặt trong quần áo của họ và những ảnh hưởng có hại của các hóa chất này có thể có khi phát tán vào các nguồn nước ở Trung Quốc và tất cả các nơi trên thế giới. Các thương hiệu phải loại bỏ các hóa chất này từ các sản phẩm của họ”.
Hoahocngaynay.com
Nguồn Thông tin môi trường/Greenpeace.org