Ấn Độ sử dụng nilon phế thải để làm đường

QUẢNG CÁO

tui_nilon

(H2N2)-Trong cuộc sống hiện đại, lượng lớn túi nilon thải loại hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, tiến sĩ R.Vasudevan, Trưởng khoa hóa trường Đại học kỹ thuật Thiagarajar ở thành phố Madurai, bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ đã tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề này, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tiến sĩ Vasudevan đã tìm ra phương pháp dùng nilon phế thải trộn với bêtông nhựa đường để rải đường từ năm 2001 song ý tưởng này của ông khi đó không được dư luận quan tâm.

Để thuyết phục các nhà kinh tế, ông đã cho rải hơn 200 mét đường sử dụng hỗn hợp bê tông nhựa đường và nilon phế thải trong khuôn viên trường Thiagarajar vào năm 2002.

Hơn 8 năm đã trôi qua và bang Tamil Nadu là địa phương có mưa nhiều, song đoạn đường này vẫn nguyên vẹn không hề bị hư hại, trong khi đoạn đường chỉ dùng bê tông nhựa đường làm đối chứng đã nhiều lần phải sửa chữa.

Thực tế này đã khiến dư luận bắt đầu quan tâm tới phương pháp sử dụng nilon phế thải để làm đường và tiến sĩ Vasudevan đã liên tục được mời đi thuyết giảng tại các viện nghiên cứu xây dựng đường bộ, Cơ quan bảo vệ môi trường, Cơ quan quản lý đường bộ Ấn Độ….

Nhiều công ty nước ngoài đã đề nghị tiến sĩ Vasudevan bán bản quyền quy trình sản xuất hỗn hợp bê tông nhựa đường và nilon phế thải cho họ song ông đã từ chối.

Theo phương pháp của tiến sĩ Vasudevan, đá, sỏi để trộn bêtông nhựa đường được nung nóng tới 170 độ C sau đó rắc nilon phế thải xé nhỏ vào. Ngay lập tức nilon bị chảy ra phủ lên bề mặt của các viên đá, sỏi mà không hề giải phóng khí độc vào không khí. Ngay sau đó nhựa đường được đun nóng tới 160 độ C và được trộn với đá, sỏi có lớp nilon phủ ngoài ở nhiệt độ 155 độ C tạo thành một hỗn hợp để rải lên mặt đường.

Các thí nghiệm cũng như thực tế cho thấy hỗn hợp rải đường này có khả năng chống nước thấm, chịu nóng và áp lực cao hơn bê tông nhựa đường thông thường không có nilon.

Các chuyên gia xây dựng cho rằng hỗn hợp để rải đường theo phương pháp của tiến sĩ Vasudevan có rất nhiều ưu điểm: công nghệ đơn giản, tăng gấp đôi sức bền của đường, khả năng chống lún cao, không bị vỡ, nứt và đặc biệt là có tuổi thọ cao có thể sử dụng tới 60 năm mà hầu như không cần phải bảo dưỡng.

Ngoài ra, việc sử dụng nilon phế thải còn có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Thông thường tại Ấn Độ, để rải 1 km đường có chiều rộng 3,5m cần dùng 9 tấn nhựa đường và 1 tấn nilon phế thải./.

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn TTXVN/Vietnam+

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *