Bồ hóng làm vật liệu tạo bề mặt tự làm sạch

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Muội than thường bị coi là bẩn, nhưng nó có thể trở thành chìa khóa để tạo ra vật liệu trong suốt có thể đẩy lùi cả nước và dầu – trở thành vật liệu lý tưởng để chế tạo kính, cửa sổ, màn hình cảm ứng tự làm sạch.

Ngọn lửa của nến sẽ phủ lên một bản thủy tinh một lớp bồ hóng đen. Lớp bồ hóng này trông có vẻ đồng nhất, nhưng khi sử dụng kính hiển vi điện tử quét qua sẽ phát hiện thấy mạng lưới các hạt cacbon giống hệ chiết hình  (fractan), tạo nên khả năng chống thấm tuyệt vời.

Tuy nhiên, lớp phủ này không tồn tại lâu. Các hạt nước lăn trên bề mặt sẽ kéo cấu trúc lỏng lẻo ra khỏi lớp bồ hóng, phá hủy cấu trúc siêu chống thấm.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Polyme Planck Max tại Mainz, Đức và Đại học Công nghệ Darmstadt đã phát hiện ra rằng việc phủ các hạt muội lên một lớp silic oxit mỏng sẽ làm tăng cấu trúc chống thấm của lớp này. Sau đó, các nhà khoa học làm nóng bề mặt lên tới 6000C trong vòng 2 tiếng để phá hủy các hạt muội, còn lại lớp oxit silic trong suốt.

Lớp phủ thu được có khả năng chống thấm cả dầu và nước ngay cả khi đã bị phá hủy hay tiếp xúc với nhiệt độ cao và có thể được ứng dụng trong nhiều loại bề mặt chịu nhiệt như nhôm, đồng hay thép không gỉ.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard cũng đã tạo ra một chiếc máy ảnh có bề mặt tự làm sạch tương tự từ thực vật ăn thịt thay vì từ chất liệu bồ hóng.

Hoahocngaynay.com

Nguồn NASATI/NewSciencetist

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *