Bộ lọc CO2 chuyển đổi phát thải cacbon thành vật liệu xây dựng

QUẢNG CÁO

khi_cacbonic(H2N2)-Các sinh viên tại Đại học công nghệ Michigan đã thiết kế và chế tạo một ống khói mini để chứng minh phương pháp mới lọc CO2 từ phát thải. Phương pháp này giống với công nghệ SkyMine nhưng thay vì tạo ra sản phẩm phụ là natri bicacbonat, công nghệ mới lại chuyển đổi các bon thành vật liệu rắn có thể ứng dụng làm vật liệu xây dựng.

Ống khói mới dài 11 phút (1 phút = 0,3048 m) được nhét đầy các hạt thủy tinh trong đó một chất lỏng chảy thành giọt từ trên xuống dưới khi CO2 bốc lên từ dưới đáy. Khi khí CO2 cuộn lên phía trên, khí CO2 sẽ bị chất lỏng làm ướt, do vậy sẽ làm giảm một nửa phát thải. Các bon được thu giữ kết thành một chất rắn có thể thương mại và sử dụng làm vật liệu xây dựng – bản chất thực sự của quy trình này còn chưa được tiết lộ vì công nghệ còn chưa đăng ký bản quyền – chất lỏng còn lại được tái sử dụng trong quy trình tiếp theo.

Nhóm nghiên cứu đang cải tiến thiết kế ống khói để loại bỏ nhiều hơn nữa khí CO2 mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp và bước tiếp theo là cộng tác với Công ty Năng lượng Carbontec thực hiện kế hoạch xây dựng  một nhà máy thí điểm.

Các bộ lọc khác có thể loại bỏ tới 90% CO2 từ ống khói, nhưng chất lỏng sử dụng cần được xử lý để khử CO2 và sau đó CO2 cần được nén và lưu giữ. TS triết học Brett Spigarelli, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho rằng kỹ thuật này rất đắt tiền, chắc chắn là lý do tại sao chúng ta không thấy nó được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp.

Komar Kawatra, Trưởng khoa công nghệ hóa học tại Đại học công nghệ Michigan cho rằng ngành công nghiệp vấp phải khó khăn với việc lưu giữ và cô lập CO2 vì chi phí gia tăng nhưng không mang lại lợi ích trực tiếp cho họ. Tuy nhiên, nếu ngành công nghiệp vừa thu giữ CO2 lại vừa tạo ra sản phẩm từ CO2 mà có khả năng thương mại thì họ sẽ quan tâm hơn đến hoạt động này. Do vậy, mục tiêu của chúng tôi không chỉ là thu giữ CO2 với chi phí thấp nhất có thể mà còn sản xuất ra các sản phẩm thương mại hữu ích.

Nguồn NASATI/Ecofriend

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *