Chế tạo cảm biến giúp phát hiện các hạt nano trong không khí

QUẢNG CÁO

nanoparticles(H2N2)-Nhóm các nhà khoa học đứng đầu là Giáo sư Robert Dorey, giám đốc Trung tâm Công nghệ nano và vi hệ thống Đại học Cranfield, Vương quốc Anh, đang phát triển một cảm biến mới giúp phát hiện các hạt nano trong không khí.  

“Chúng tôi đang cố gắng chế tạo bộ cảm biến kết hợp với lớp phủ ngoài có thể phản ứng lại khi các vật liệu nano tiếp xúc với nó và đếm xem có bao nhiêu hạt nano trong một khu vực tiếp xúc nhất định, Giáo sư Robert Dorey nói.

Thành phần chính xác của lớp phủ bên ngoài và cách thức cảm biến sẽ được hiệu chỉnh hiện đang là đề tài chất vấn về ứng dụng của bằng sáng chế. Các phiên bản cảm biến dành cho văn phòng cố định và di động sẽ sớm được sản xuất.

Theo Giáo sư Dorey, các nhà sản xuất làm việc với các vật liệu nano và các nhóm môi trường sẽ sử dụng các cảm biến này. Vật liệu nano được sử dụng trong các sản phẩm bao gồm: kem dưỡng da chống nắng, vật liệu tổng hợp, các thành phần tuabin gió, xe hơi và trang thiết bị thể thao.

“Các chuyên gia ước tính sẽ sản xuất ra khoảng 1.019 tấn hạt nano mỗi năm cho tới năm 2015 dựa trên một báo cáo của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia (The Royal Academy of Engineering) phát hành năm 2004”, theo TS Sophie Rocks, một giảng viên làm việc tại khoa độc chất Nano, Đại học Cranfield Vương quốc Anh.

Đại học Cranfield, hiện đang cung cấp một học bổng tiến sĩ để hỗ trợ sự phát triển của các cảm biến mới cho các đối tác trong ngành công nghiệp đo lường như hãng Casella, vốn có kinh nghiệm trong việc đo nồng độ bụi trong khí quyển.

Cảm biến mới này dự kiến ​​sẽ qua đợt thử nghiệm đầu tiên trong vòng 3 năm.

Hoahocngaynay.com

Nguồn NASATI/Physorg

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *