Dự án Nhà máy DAP số 2-VINACHEM tại Lào Cai

QUẢNG CÁO

DAP2

Nhà máy phân bón Diamoni phosphat (DAP) số 2 công suất 330.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 247 triệu USD; được xây dựng tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; diện tích xây dựng 74,7 ha.

1. Tên dự án:

Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón Điamon Phôtphat (DAP) số 2 công suất 330.000 tấn/năm tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng , huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

2. Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần DAP số 2-VINACHEM.

3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty CP Thiết kế CN Hóa chất (CECO).

4. Chủ nhiệm lập dự án: KS Ngô Tiến Thành.

5. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Xây dựng Nhà máy DAP số 2 nhằm nâng sản lượng phân bón DAP sản xuất trong nước lên 660.000 tấn/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường về phân bón DAP, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên có sẵn của Việt Nam.

6. Nội dung và qui mô đầu tư xây dựng:

Dự án đầu tư xây dựng mới một nhả máy sản xuất phân bón DAP trên khu đất diện tích 70,85 ha, gồm: Xưởng sản xuất Xít Sunfuríc; Xưởng sản xuất Xít Phốtphoríc; Xưởng sản xuất phân bón DAP; Các xưởng sản xuất phụ trợ phát điện, cấp hơi, nước; Các công trình hành chính sinh hoạt, kho tàng, phục vụ sản xuất.

Quy mô công suất, sản phẩm của nhà máy:

– Sản phẩm chính: DAP 18 – 46.

+ Hàm lượng N: 18 %. + Hàm lượng P2O5: 46 %.

+ Công suất: 330.000 tấn/năm

– Bán sản phẩm:

+ Axit H2SO4 nồng độ 98,5 + 0,2 theo trọng lượng, Công suất: 420.000 tấn/năm

+ Axit H3PO4 nồng độ 50 – 52% P2O5 công suất: 162.000 tấn/năm

7. Địa điểm xây dựng: Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

8. Diện tích sử dụng đất: Tổng diện tích là 70,85 ha.

Bao gồm :

– Diện tích bãi Gips giai đoạn 1 94.928 m2

– Diện tích bãi Gips giai đoạn 2 396.750 m2

– Diện tích khu nhà máy chính 216.828 m2

– Diện tích xây dựng công trình 53.205 m2

– Diện tích sân- Bãi 20.610 m2

– Diện tích đất – Cây xanh 100.658 m2

– Diện tích đường đi bộ 5.660 m2

– Diện tích đường xe Ô tô 27.200 m2

– Diện tích đường sắt 6917 m2

– Mật độ xây dựng 54,48%

9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):

9.1. Tổng mặt bằng: Tổng mặt bằng phân chia thành 3 khu: Khu sản xuất chính, Khu phụ trợ, Khu hành chính. Tổng mặt bằng bố trí phù hợp với dây chuyền công nghệ, thuận tiện vận chuyển nguyên liệu cho sản xuất, duy tu bảo dưỡng, đảm bảo vệ sinh công nghiệp và công tác phòng chống cháy nổ. Trước khi xây dựng phải tiến hành san lấp, đầm chặt đạt k > 0,9 khu vực nhà máy chính và bải gíp tạm thời. Cốt cao san nền của nhà máy là 133.50.

9.2. Công nghệ sản xuất:

+ Sản xuất axít sunphuric từ lưu huỳnh: 420.000 tấn/năm theo Công nghệ tiếp xúc kép, hấp thụ hai lần Monsanto (Mỹ);

+ Sản xuất axít phốtphoríc từ H2SO4 & quặng tuyển apatit: 162.000 T/năm theo Công nghệ Dihydrate của Prayon Mark IV (Bỉ);

+ Sản xuất DAP từ H3PO4 & Amômắc: 330.000 T/năm theo Công nghệ tiền trung hòa kết hợp phản ứng ống Incro (Tây Ban Nha).

9.3. Nguyên liệu, nhiên liệu:

– Quặng apatit: Là quặng tuyển của Công ty TNHH 1TV Apatit Việt Nam, P2O5 > 32 – 33% (theo gốc khô); Mua.của Nhà máy tuyển Tằng Loỏng, trong đó quặng tuyển độ ẩm 15% được chuyển sang bằng băng tải, bùn sau cô đặc có hàm lượng rắn 45% được chuyển sang bằng đường ống.

– Lưu huỳnh: Hàm lượng (S): 99,5 – 99,8 %; Độ ẩm: 2% ; Độ tro: 0,1 – 0,5% , Độ Axit (tính theo H2SO4): < 0,005% ; Tạp chất hữu cơ: 0,04 – 0,08% ; Asen: không có; Dạng hạt rắn. Nhập Cảng Hải Phòng, vận chuyển về nhà máy bằng tàu hỏa;

– Amôniắc: Dạng lỏng, hàm lượng NH3: 99,8% ; Hàm lượng dầu: 0,2% trọng lượng hoặc 8mg/l ; Hàm lượng sắt: 2mg/l ; Hàm lượng nước: 0,1 % trọng lượng. Nhập khẩu vào Cảng và chứa vào kho của Nhà máy DAP Đình Vũ – Hải Phòng, vận chuyển về nhà máy DAP2 bằng tàu hỏa hoặc tàu hỏa kết hợp ô tô.

– Than cám số 5: TCVN 1790 – 1999, mua tại Quảng Ninh, vận chuyển về nhà máy bằng tàu hỏa.

9.4. Các hạng mục công trình xây dựng: Gồm 53 hạng mục công trình, trong đó :

– Khu vực các xưởng sản xuất chính: 15 hạng mục.

+ Xưởng sản xuất axít Sunfuríc: 5 hạng mục. + Xưởng sản xuất axít Phốtphoríc: 7 hạng mục. + Xưởng sản xuất DAP: 4 hạng mục .

– Các xưởng sản xuất phụ trợ: 9 hạng mục.

+ Xưởng phát điện: 3 hạng mục. + Xưởng nước: 5 hạng mục.

– Công trình hành chính sinh hoạt, kho tàng, phục vụ sản xuất: 29 hạng mục.

9.5. Giải pháp bảo vệ môi trường ; Phòng chống cháy nổ ; An toàn lao động:

– Bảo vệ môi trường: Xác định các nguồn thải trong quá trình xây dựng, cùng với việc áp dụng các công nghệ hiện đại, dự án đề ra các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải thế khí, lỏng, rắn… và đặc biệt chú trọng đến vấn đề xử lý Gyp, thực hiện theo Luật Môi trường.

– Phòng chống cháy nổ: Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy của dự án bao gồm: Hệ thống báo cháy, báo khói tự động; Hệ thông chữa cháy bằng bình bọt; Hệ thống chữa cháy bằng nước.

– An toàn lao động : Đề ra các biện pháp phòng và chống lại các chất độc/nguy hiểm. Các thiết bị, đường ống có nguy cơ rò rỉ được đặt ngoài trời. Các nhà xưởng được trang bị hệ thống thông hơi hiệu quả.

Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm có:

+ Tập II.1 : Thuyết minh thiết kế cơ sở và liệt kê thiết bị;

+ Tập II.2: Liệt kê bản vẽ, bản vẽ khu hành chính;

+ Tập II.3: Liệt kê bản vẽ, bản vẽ xưởng sx axit Sunphuric;

+ Tập II.4: Liệt kê bản vẽ, bản vẽ xưởng sx axit Phốtphoric;

+ Tập II.5 : Liệt kê bản vẽ, bản vẽ xưởng sản xuất DAP;

+ Tập II.6 : Liệt kê bản vẽ, bản vẽ các hạng mục phụ trợ.

10. Loại cấp công trình: Công trình CN Hoá chất, công trình cấp III.

11 Thiết bị công nghệ: Thiết bị chính, thiết bị quan trọng của Dự án được nhập khẩu từ nhà cung cấp bản quyền công nghệ hoặc do nhà cung cấp bản quyền chỉ định nhà cung cấp. Các thiết bị còn lại được nhập khẩu, thiết bị đơn giản chế tạo tại Việt Nam.

12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái đinh cư: Di dời các hộ dân nằm trong khu vực xây dựng Nhà máy chính, khu bãi thải gyp. Tháo dỡ, di dời Nhà cứu hỏa, Trạm điện RP5, bãi chứa tảng sót, đường ống dẫn nước B1, B2 của Nhà máy Tuyển.

Tái định cư: Dự án lập phương án tổng thể về đền bù, tái định cư cho khoảng 130 hộ gia đình theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ và các quy định khác của Nhà nước, tỉnh Lào Cai có liên quan. Quá trình triển khai sẽ lập Phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện.

13. Tổng mức đầu tư của dự án: 4.404.801 triệu đồng (~ 247.460.732 USD)

– Chi phí xây dựng: 863.166 triệu đồng (~ 48.492.487 USD)

– Chi phí thiết bị: 2.012.898 triệu đồng (~ 113.084.145 USD)

– Chi phí bồi thường giải phóng MB, tái định cư: 48.737 triệu đồng (~ 2.738.020 USD)

– Chi phí quản lý dự án: 24.984 triệu đồng (~ 1.403.569 USD)

– Chi phí tư vấn ĐTXD: 387.692 triệu đồng (~ 21.780.466 USD)

– Chi phí khác: 612.337 triệu đồng (~ 34.400.967 USD)

– Chi phí dự phòng: 454.987 triệu đồng (~25.561.078 USD)

14. Nguồn vốn đầu tư :

14.1. Nguồn vốn tự có: 1.150.633 triệu đồng

14.2. Nguồn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam: 2.922.670 triệu đồng

14.3. Nguồn vốn vay ngoại tệ USD từ Ngân hàng Thương mại trong nước: 101.940 triệu đồng

14.4. Nguồn vốn vay ngắn hạn từ Ngân hàng Thương mại: 229.558 triệu đồng

15. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

16. Thời gian thực hiện dự án : 45 tháng (gồm cả bước chuẩn bị đầu tư 9 tháng)

17. Phương thức thực hiện: Dự án thực hiện theo hình thức đấu thầu quốc tế lựa chọn Nhà thầu EPC để thực hiện Dự án.

PHÂN DAP LÀ GÌ?

DAP là viết tắt của cụm từ hóa học Diamôn phốt phát có công thức (NH4)2HPO4. DAP được SX từ quặng Apatit, Amoniac và a xít. Đây là loại phân có 2 thành phần, 18% đạm và 46% lân. Nếu chỉ xét về hàm lượng của lân dễ tiêu thì 1 kg DAP có giá trị bằng 2,8 kg supe lân hoặc lân nung chảy. Điều đặc biệt, DAP là loại phân trung tính và tất cả lân trong DAP đều tan nhanh trong nước nên cây rất dễ hấp thu, mang lại hiệu quả rõ rệt và có thể bón lót cũng như bón thúc cho tất cả các loại cây trồng trên tất cả các chân đất khác nhau.

DAP trước đây chỉ được nông dân ĐBSCL ưa chuộng với nhu cầu khoảng 300.000 tấn/năm. Theo nông dân trồng lúa, việc sử dụng DAP bón vào 2 giai đoạn 7-10 ngày sau sạ và 20-25 ngày sau sạ thì lúa đẻ nhánh tốt hơn, chồi mập hơn và mã lúa có màu xanh bền. Hiệu quả của DAP đặc biệt rõ ở vụ HT, khi đất vừa thu hoạch xong đã xuống giống ngay không có thời gian nghỉ. Nhờ các ưu điểm trên mà thị trường DAP đã lan rộng ra cả nước với nhu cầu lên tới 750.000-900.000 tấn/năm. Trước đây 100% phân DAP đều phải nhập khẩu với giá khá cao, nhưng từ đầu năm 2012 đến nay có thêm DAP Đình Vũ ở Hải Phòng.

Tuy là loại phân có hàm lượng cao, dễ tiêu rất tốt cho cây nhưng DAP cũng như các loại phân lân khác là lượng cây hút được không cao. Theo kết quả thực nghiệm tại Viện Lúa ĐBSCL, hiệu quả sử dụng phân lân của cây lúa thường chỉ đạt 20-30% do khi bón vào ruộng, nhất là trên ruộng bị nhiễm phèn, thì một lượng lớn lân bị biến thành dạng khó tiêu do các Cation có trong đất như Al +++, Fe +++, Ca ++, Mg++ nên cây không thể hấp thu được. Ngoài ra các hydro xít như hydro xít nhôm Al(OH)3, hydro xít sắt Fe (OH)2 cũng sẽ gây lân kết tủa.

Hoahocngaynay.com

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *