Du lịch không gian ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi khí hậu

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Những phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp vũ trụ và hàng không đã cho phép con người chu du vượt ra khỏi ranh giới trái đất. Những người yêu thích khám phá rất hào hứng với thông tin trên. Thế nhưng, ít ai biết đến những hậu quả tiềm ẩn từ nó đến bầu khí quyển của Trái đất thân yêu.

Các nhà khoa học cảnh báo rằng bồ hóng từ các chuyến bay du lịch thương mại vào không gian sẽ gây ảnh hưởng quan trọng đến việc làm thay đổi nhiệt độ toàn cầu. Các nhà nghiên cứu ước tính sự thay đổi khí hậu do bồ hóng (còn gọi là cacbon đen) do các chuyến bay du lịch vào không gian này thải ra trong suốt một thập kỷ qua có thể được so sánh ngang bằng với tổng lượng khí thải trong ngành vận tải hàng không thế giới hiện nay.

Virgin Galactic – một trong số nhiều công ty đẩy mạnh các chuyến bay thương mại vào không gian, thế nhưng cái giá phải trả cho môi trường sẽ là gì?

Những kết quả khảo sát được công bố trong một bài báo trên Ấn phẩm Geophysical Research(*) cho thấy : các chất thải từ việc phóng 1.000 tên lửa mỗi năm vẫn còn đọng lại ở hàm lượng cao tại tầng bình lưu, và gây nên những biến đổi tiềm tàng về sự lưu thông và phân bố ozone toàn cầu. Chương trình mô phỏng chỉ ra rằng sự thay đổi khí hậu trái đất có thể làm tăng nhiệt độ bề mặt tại các địa cực lên khoảng 1°C, và làm giảm lượng băng tại vùng biển địa cực khoảng 5 – 15%. Và kết quả các tính toán mô phỏng cũng cho thấy : “Có những giới hạn cơ bản về lượng vật chất con người có thể đem vào quỹ đạo mà không gây ra tác động đáng kể” theo Martin Ross (một nhà khoa học không gian tại Liên đoàn Không gian vũ trụ tại Los Angeles, California và cũng là một tác giả của nghiên cứu này). Đây cũng là một thông số quan trọng mà các nhà thiết kế động cơ phải quan tâm đến.

Các chuyến bay thương mại vào không gian được xem như một ngành công nghiệp nổi lên khá nhanh chóng. Trạm vũ trụ Hoa Kỳ với một điểm phóng tại Las Cruces, New Mexico, mở đường băng lần đầu tiên vào ngày 22/10. Và trong suốt ba năm sắp tới, những công ty như Virgin Galactic, có trụ sở chính tại trạm vũ trụ Hoa Kỳ dự định sẽ mở hai chuyến bay du lịch vào không gian mỗi ngày. Trong lúc này, việc cấp chứng chỉ của NASA đã được thông qua tại Kỳ họp Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 9 nhằm cung cấp 1,6 tỷ USD đầu tư vào các chuyến bay thương mại vào không gian nhằm phát triển phương tiện vận tải đưa các du hành gia và hàng hoá vào quỹ đạo không gian.

Thông thường, các tên lửa thương mại sẽ hoạt động bằng việc đốt cháy một hỗn hợp dầu lửa và oxy lỏng. Nhưng một vài công ty khai thác các chuyến bay vũ trụ thương mại như Virgin Galactic, sẽ sớm sử dụng một động cơ tên lửa “hybrid” tiết kiệm hơn có thể đốt cháy hydrocacbon tổng hợp với oxit nitơ, Ross cho biết thêm. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo rằng những động cơ hybrid này thải ra nhiều bồ hóng hơn động cơ sử dụng dầu lửa và oxy. “Mưa và thời tiết đã rửa trôi những phân tử bồ hóng từ lớp khí quyển gần bề mặt Trái đất nhưng trong tầng bình lưu chúng có thể tồn tại khoảng 3-10 năm do không có mưa” theo Micheal Mills – một nhà hoá học khí quyển tại Trung tâm nhiên cứu khí quyển quốc gia (NCAR) tại Boulder Colorado, cho biết Điều bất ngờ từ bồ hóng Các nhà nghiên cứu xoay quanh những mô hình khí quyển trái đất về việc thải ra 600 tấn bồ hóng mỗi năm tại địa điểm hẻo lánh: Las Cruces. Kết quả cho thấy lớp bồ hóng trong tầng bình lưu tồn tại ở vĩ độ 10 của vị trí phóng, Ross cho biết. Hơn thế nữa, có khoảng 80% bồ hóng phân bố còn lại ở Bắc bán cầu và mở rộng từ vĩ độ 25 đến 45 vĩ độ Bắc.     

causesÔng cho biết thêm chính lớp bồ hóng này là nguyên nhân gây ra sự giảm nhiệt khoảng 0,4°C ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong khi nhiệt độ tại các cực tăng từ 0,2 đến 1°C. Nhiệt độ gia tăng tại cực Bắc đã làm ảnh hưởng đến chu kỳ hoạt động của các loại gió vốn chỉ quen “lưu trú” ở đây. Chúng di chuyển khác với quỹ đạo thông thường và đem các khối khí lạnh tiến về phía Nam. Đó là lý do đã khiến cho điều tưởng chừng như vô lý “giảm nhiệt ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới” xảy ra như đã đề cập ở trên. Bồ hóng cũng là nguyên nhân làm giảm ozone đến 1,7% ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và tại các vùng cực là 5-6%. Và thực tế chúng ta thấy nhiệt độ ở các vùng phía Bắc Việt Nam năm nay là thấp hơn các năm trước, đây cũng có thể là hậu quả của việc hiệu ứng nhà kính tăng cao.

 

Ross và các cộng sự của ông hy vọng sẽ tổ chức một hội thảo cho các nhà nghiên cứu, các kỹ sư và các thành viên của ngành công nghiệp chuyến bay vũ trụ để thảo luận các phương pháp đo lường và khảo sát cần thiết để đưa ra các kết quả chính xác. Sau đó, từ các kết quả tính toán đúng đắn hơn sẽ hỗ trợ cho sự phát triển bền vững và an toàn của ngành công nghiệp không gian.

 

 

Ông so sánh vấn đề trên đến một mặt khác của ngành công nghiệp này: các mảnh vỡ chất thải tồn tại trong quỹ đạo không gian có thể trở thành sự va chạm rủi ro đối với các phi hành gia. Và đồng thời nhấn mạnh đến sự cấp thiết trong việc bảo vệ không gian chung.

 

 

Rõ ràng là vấn đề hiệu ứng nhà kính làm thay đổi nhiệt độ trái đất là một bài toán toàn cầu. Thậm chí những hoạt động xảy ra bên ngoài khí quyển trái đất nếu không được khảo sát chặt chẽ vẫn có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, một thông điệp người viết muốn gởi đến các nhà làm kinh tế là phải biết đặt ngang hàng lợi ích kinh tế với sự an toàn của trái đất, nhân loại.

 

Phương Linh Hoàn (Theo Nature)

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Cyberchemvn.com

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *