Formaldehit và những dạng sống đầu tiên trên Trái đất

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Sau khi bị va chạm bởi một vật thể có kích thước tương đương với sao Hỏa cách đây khoảng 4,4 tỉ năm, các nhà khoa học tin rằng Trái đất dường như đã tan chảy. Vậy những nơi chứa đựng sự sống đã tồn tại như thế nào?

[title]

Vụ va chạm giữa Trái đất và một hành tinh từ thời kỳ đầu. (NASA)

Các nhà khoa học có lẽ đã tìm ra lời giải cho câu đố: bằng cách nào Trái đất giữ được các chất hữu cơ sau khi bị va chạm bởi một vật thể có kích thước tương đương với sao Hỏa cách đây khoảng 4 tỉ năm.

Tốc độ va chạm quá mạnh khiến các nhà khoa học tin rằng Trái đất đã tan chảy. Một số mảnh vỡ tan chảy tập trung lại và hình thành Mặt trăng. Những vật liệu nhẹ như nước và cac-bon đã bị bay hơi. Vậy những nơi chứa đựng sự sống đã tồn tại như thế nào?
Một nghiên cứu mới công bố cho rằng các chất hữu cơ bị gắn chặt vào một chuỗi ổn định hình thành từ formaldehyde. Thật mỉa mai khi phát hiện nghiên cứu cho thấy formaldehyde lại là chất độc hại đối với chính những sự sống hình thành từ loại hóa chất này.
“Formaldehyde là một hóa chất rất thú vị bởi nó rất dễ phản ứng với các hóa chất khác. Nó có thể phản ứng với chính nó và tạo ra các polymer phức tạp”, ông George Cody, một nhà khoa học cao cấp tại Viện Nghiên cứu Carnegie, Washington, cho biết.
Formaldehyde tồn tại khá nhiều trong các đám mây phân tử trong vũ trụ, nghĩa là những lượng formaldehyde lớn đã tích hợp vào thành phần cấu tạo của hệ Mặt trời.
Hai chuỗi bằng chứng đã chứng tỏ giả thuyết này. Thứ nhất, các chất hữu cơ ở dạng rắn đã được tìm thấy trong các thiên thạch và sao Chổi. Một mẫu nghiên cứu từ tàu nghiên cứu sao chổi Stardust của NASA đã chứng minh rằng ông Cody và nhóm nghiên cứu đang đi đúng hướng. “Nhóm chúng tôi đang nghiên cứu về chất liệu hóa học phức tạp nhất mà tôi từng thấy”, ông Cody nhận xét.
Các hạt hữu cơ siêu nhỏ
Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để tái tạo loại chất hữu cơ phát hiện thấy trong chondrite cac-bon – một loại thiên thạch giàu chất hữu cơ hình thành từ formaldehyde. Họ phát hiện thấy chất liệu tổng hợp từ formaldehyde khá giống với những gì phát hiện thấy trong chondrite cac-bon và từ Comet Wild 2 do tàu thăm dò vũ trụ Stardust của NASA lấy mẫu.
Các thí nghiệm cũng cho thấy các chất hữu cơ có thể tồn tại ở môi trường nhiệt độ lên tới 1400 độ C.
“Formaldehyde hình thành những hạt hữu cơ siêu nhỏ này”, ông Cody nói.
Ông Cody cho biết thêm các phân tử khác trong vũ trụ như cyanide hydro cũng có thể tự polymer hóa. Tuy nhiên, chúng phân rã trong nước nóng.
Formaldehyde có tính chất đặc thù do nó có thể kết hợp và tồn tại khi hệ Mặt trời trở nên nóng và khô hơn.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện thấy sao Chổi có thể chứa nhiều nước hơn các nhà khoa học đã từng nghĩ. Một nghiên cứu khác có liên quan đã chứng tỏ nhận định này.
“Nếu môi trường nước lỏng phổ biến, như vậy sẽ có nhiều nơi khác để tạo ra các chất liệu tiền sinh học”, Phó giáo sư Dante Lauretta từ phòng thí nghiệm Hành tinh và Mặt trăng thuộc Đại học Arizona, cho biết.

Hoahocngaynay.com

Nguồn: Bayvut.com.au
Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *