Hạt polime tích nước từ kỹ thuật hạt nhân

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Bằng kỹ thuật biến tính bức xạ gamma, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã nghiên cứu chế tạo được vật liệu polyme giữ nước có khả năng tối ưu với độ hút nước 200 lần, không bị rữa, giữ nước tương đối ổn định, khắc phục được những nhược điểm của polyme chế tạo theo kỹ thuật thông thường.  

Vật liệu giúp giữ nước cho cây trồng, thích hợp với những vùng đất cao, ít mưa, không có nguồn nước tưới.

Tháng 4/2007, nhóm nghiên cứu hoàn tất kế hoạch nhập nguyên liệu và bắt tay vào sản xuất, cung ứng cho các cơ sở triển khai ứng dụng. Kết quả, nhóm nghiên cứu đã sản xuất được 4,4 tấn sản phẩm. Sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật đặt ra, đã tìm được địa chỉ tiêu thụ và được nông dân các vùng rau, hoa, cà phê, tiêu, mía đường trên địa bàn Tây Nguyên tín nhiệm.

Giá thành sản phẩm là 35.000 đồng/kg. Sau khi tính toán mọi chi phí, lợi nhuận thu được trên 1 tấn sản phẩm là 1.150.000 đồng. Chất polyme có khả năng hút nước và tích nước đã trở thành giải pháp hữu hiệu cho cây trồng vùng khô hạn, đặc biệt là việc phát triển cây công nghiệp dài ngày.

Hoahocngaynay.com

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Khoa học và Đời sống

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *