(H2N2)-Một nhóm nghiên cứu quốc tế được Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ và Hội đồng Nghiên cứu Độc lập/Khoa học Quốc gia Đan Mạch, tài trợ, đã chế tạo thành công một phiên bản tổng hợp của chất dính tự phục hồi (self-healing) mà loài trai sử dụng để gắn chúng vào các tảng đá để chống chịu được với các con sóng đại dương mạnh và các lưu vực thủy triều lên xuống. Những ứng dụng tiềm năng của lo ại keo này bao gồm việc sử dụng làm keo dính hoặc sơn bọc cho máy móc ở dưới nước hay ở các keo dính phẫu thuật hoặc chất liên kết cho các mô cấy ghép.
Holten-Andersen, Lee và nhóm nghiên cứu đã lấy ý tưởng của phát minh này từ những sợi móc lông mỏng mà loài trai tiết ra để gắn vào đá ở hồ, sông và đại dương. Họ cho biết, nhiều loại sơn bọc tổng hợp có nhược điểm là có độ cứng và giòn. Những loại sơn này dựa vào các liên kết cộng hóa trị vĩnh viễn, một dạng liên kết hóa học phổ biến được liên kết với nhau bởi hai phân tử có chung hai hoặc nhiều electron. Tuy vậy, các liên kết của vật liệu lấy ý tưởng từ loài trai lại liên kết theo kiểu của kim loại và thể hiện cả độ cứng lẫn tính thuận nghịch. Holten-Andersen giải thích, những liên kết kim loại này ổn định, tuy vậy nếu chúng gẫy, chúng tự động tự phục hồi mà không cần bổ sung thêm năng lượng vào hệ thống. Thành phần chủ chốt của vật liệu này là một polime, bao gồm các chuỗi phân tử dài được tổng hợp bởi đồng tác giả là Phillip Messersmith của trường đại học Northwestern. Khi được trộn với các muối kim loại ở nồng độ pH thấp, loại polime này có dạng dung dịch xanh lá cây. Nhưng dung dịch này ngay lập tức chuyển hóa thành một chất gel mà khi được trộn với natri hydroxit sẽ thay đổi độ pH từ axi tcao thành kiềm cao. Nhóm nghiên cứu cho biết, thay vì là một dung dịch xanh lá cây, dung dịch này chuyển thành một chất gel dính tự phục hồi màu đỏ.
Hoahocngaynay.com
Nguồn NASATI/Newswise