Khoảng trống giữa phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất

QUẢNG CÁO

(H2N2)-Nghiên cứu và ứng dụng luôn là mối quan hệ hữu cơ của khoa học vì chỉ có như vậy, những thuật ngữ khô khan, cứng nhắc mới được mềm hóa, thiết thực, gần gũi với đời sống. Tuy nhiên, hiện có rất nhiều bất cập để mối quan hệ này trở nên nhuần nhuyễn.

Một là, đến nay vẫn tồn tại khoảng trống giữa phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất. Thường thường, cán bộ khoa học sau khi thu được kết quả nghiên cứu, tự họ phải tổ chức sản xuất thử, rồi mới đi vận động các giám đốc xí nghiệp ký hợp đồng ứng dụng vào sản xuất. Không phải ai trong số cán bộ khoa học cũng làm được như vậy. Ít người có “năng khiếu” triển khai các dịch vụ sản xuất. Nếu làm được, họ không còn thời gian nghiên cứu khoa học nữa.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Ảnh minh họa). Ảnh: Thái Ngọc

Như ở các nước khác, vấn đề này được giao cho những tổ chức của các viện nghiên cứu hoặc công ty làm thay. Các tổ chức này có nhiệm vụ vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học từ các phòng thí nghiệm thành những quy trình tạo sản phẩm có tính công nghiệp trước khi chuyển giao cho xí nghiệp sản xuất.

Nguyên nhân thứ hai làm cản trở việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là khả năng tiếp thu của cơ sở sản xuất do lực lượng kỹ sư chuyên ngành rất mỏng, có nơi hầu như không có. Bản thân những người quản lý cũng có tầm nhìn hạn chế. Đây là chưa kể không ít trường hợp để cho sự tính toán lợi ích cá nhân vượt lên trên tất cả. Điều đó cũng có thể giải thích tại sao họ chỉ thích nhập trang thiết bị từ nước ngoài.

Nguyên nhân thứ ba, không kém phần quan trọng là nội dung các đề tài nghiên cứu còn chưa có tầm khoa học cần thiết, nên hạn chế rất nhiều tính “mở đường”, tính “động lực” của KH-CN. Theo cách làm lâu nay, có nhiều cán bộ chỉ chọn “đề tài” có sẵn trong những hợp đồng chuẩn bị ký với cơ sở sản xuất, để đáp lại tiêu chí o ép về địa chỉ ứng dụng. Vì thế nội dung đề tài thường là những vấn đề kỹ thuật đơn thuần. Các đề tài đưa ra tuyển chọn về hình thức tuy có thông qua “hội đồng”, nhưng thực chất cũng là sự tập hợp nguyện vọng của các cán bộ khoa học theo cách chọn của họ.

Tháo gỡ được những bất cập trên mới có thể kỳ vọng vào sự phát triển của nền KH-CN nước nhà.

Kính Lúp

<

p style=”text-align: justify;”>Nguồn Báo Đất Việt

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *