Kỹ thuật đo khí methan thải ra từ bò

QUẢNG CÁO

Dung_bo(H2N2)-Mêtan là khí nhà kính rất mạnh. Đất ngập nước, khí hydrat, tầng đất đóng băng vĩnh cửu, con mối, các đại dương, các thủy vực nước ngọt, các vùng đất không ngập nước là tất cả các nguồn tự nhiên thải mêtan vào khí quyển. Tuy nhiên, phần lớn sự xuất hiện của mêtan được cho là bắt nguồn từ các hoạt động của con người, bao gồm sản xuất nhiên liệu hóa thạch, đốt sinh khối, quản lý chất thải và chăn nuôi. Theo ước tính, phát thải mêtan từ bò và các động vật chăn thả khác thải mêtan vào khí quyển chiếm từ 12-17% tổng phát thải mêtan toàn cầu.  

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển một kỹ thuật đo phát thải mêtan như một cách để theo dõi việc xả khí mêtan mà không làm gián đoạn hoạt động quản lý thường xuyên gia súc. Đó là nội dung của nghiên cứu cộng tác được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Lethbridge thuộc Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Canada, Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung và Đại học Melbourne, Ôxtrâylia.

Bò được gắn các thiết bị định vị toàn cầu để theo dõi các chuyển động của chúng, tốc độ và hướng gió cũng được đo liên tục. Khác với các nghiên cứu trước trong đó một vài con bò được nghiên cứu mỗi ngày và các số đo về mêtan được thu thập trực tiếp, thì kỹ thuật này lại tập trung vào sử dụng các lade đường dẫn mở (open-path) để thu thập số đo về phát thải mêtan từ cả đàn gia súc chăn thả trong thời gian ngắn. Ví dụ trong một nghiên cứu, kỹ thuật này được sử dụng để lấy số đo liên tục về nồng độ mêtan cứ 10 phút một lần trực tiếp từ điểm cao nhất phía trên 18 con bò trong bãi chăn thả. Theo các kết quả nghiên cứu, kỹ thuật này được phát triển khá hiệu quả nên nó có thể đo 77% phát thải mêtan tại một điểm duy nhất trong bãi chăn thả.

Sean McGinn, tác giả của nghiên cứu đã mô tả kỹ thuật này như sự “tiến bộ lớn lao trong việc đánh giá các phát thải khí nhà kính từ ngành công nghiệp gia súc”.

Nghiên cứu hợp tác đang tiếp tục đo phát thải mêtan từ các nguồn thải khác của ngành nông nghiệp. Toàn bộ nghiên cứu được đăng tải trên số tháng 1 và tháng 2 năm 2011 của Tạp chí Environmental Quality.

Nguồn NASATI/Sciencedaily

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *