Mùi “kim loại”

QUẢNG CÁO

element(H2N2)-Mùi “kim loại” từ đâu mà có khi chúng ta chạm vào các vật thể làm bằng kim loại như các dụng cụ, đồ dùng, các chắn song, tiền xu?

Mùi “kim loại” của các kim loại, nước chứa kim loại và máu là do chất dầu trên da, theo Dietmar Glindemann. Cùng nghiên cứu với một nhóm nghiên cứu của Viện Bách Khoa Virginia và Đại Học Liên Bang ở Mỹ, Đại Học Leipzig và Trung tâm Nghiên cứu Môi Trường Leipzig ở Đức, Dietmar Glindermann đã tiến hành theo dõi các phân tử mùi gây ra mùi “kim loại” này.

Ông phát biểu: “Mùi “kim loại” là một loại mùi của cơ thể người do chất dầu trên da. Thật ra mùi “kim loại” chúng ta đang ngửi thấy là một ảo giác”.

Tiến hành bảy cuộc thí nghiệm về vấn đề này cho thấy rằng mùi “kim loại ẩm mốc” sẽ xuất hiện ngay khi chạm tay vào kim loại rắn hay một dung dịch chứa các ion kim loại hóa trị +2. Ngược lại, các dung dịch chứa ion kim loại hóa trị -3 không gây ra mùi. Phân tích dầu trên da cho thấy mùi vị của các hợp chất hữu cơ khác nhau dường như là đặc tính của mùi “kim loại”. Hợp chất chính gọi là 1-octen-2-one, mùi “kim loại ẩm mốc”, vẫn ngửi được mùi ngay cả khi pha loãng. Nguồn gốc của các phân tử mùi này là do các peroxide của chất béo sinh ra khi dầu trên da bị oxy hóa bởi enzym hoặc ở các quá trình khác (ví dụ như oxy hóa dưới tia UV). Sau đó, các peroxide của chất béo bị phân hủy bởi ion kim loại hóa trị -2, khiến các ion -2 này bị khử thành ion hóa trị -3. Khi chạm vào các vật làm bằng kim loại, các ion hóa trị -2 xuất hiện khiến mồ hôi trên da sẽ làm kim loại bị gỉ sét.

Máu dính trên da cũng cho kết quả mùi “kim loại” tương tự do các phân tử mùi gây ra. Máu cũng chứa các nguyên tử kim loại. Glindemann nói:”Chúng ta có thể “ngửi” thấy mùi kim loại, giống như “ngửi” thấy mùi của máu. Vì vậy, trước đây, con người có thể lần theo dấu vết của con mồi bị thương hoặc các thành viên bộ lạc”.

Trên cơ sở những kiến thức mới mẻ này, các nhà dược học có thể nghiên cứu tiến hành các cuộc thí nghiệm mùi “kim loại” sâu hơn với da, máu và mô tế bào để nhận diện “dấu vân tay” đặc trưng hình thành do phân tử mùi dễ bay hơi như là một dấu hiệu riêng của “mùi” trên mỗi cá nhân, dấu hiệu oxy hóa chất gây căng thẳng thần kinh và dấu hiệu bệnh tật.

Các nhà nghiên cứu cũng có thể định rõ đặc điểm của mùi các “kim loại” khác như: carbon và phosphorus chứa trong gang và thép có mùi “tỏi kim loại” khi gặp acid. Cho đến ngày nay, các nhà luyện kim cho rằng mùi “kim loại” là do khí phosphine (PH3). Tuy nhiên, ở nồng độ có thể hít thở được, phosphine tinh khiết (được biết đến như thuốc diệt côn trùng, sâu bọ) là chất cơ bản không mùi. Thủ phạm thật sự gây nên mùi “kim loại” là phosphine hữu cơ, đặc biệt là hợp chất gây mùi với nồng độ cao như methylphosphine và dimethylphosphine. Cấu trúc của chúng giống như một phân tử phosphine với 1 hoặc 2 nguyên tử hydrogen đã được thay thế bởi nhóm methyl (CH3).

Dương Xuân Thành (Theo hoahocvietnam.com)

Nguồn Edu.go.vn

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *