Nâng cao trị số octan của xăng bằng phụ gia ferrocene và etanol

QUẢNG CÁO

xang_dau(H2N2)-Ô nhiễm khí thải từ các loại xe cơ giới là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nhất và nguy hại nhất, đặc biệt là đối với khu vực đô thị. Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu nhằm nâng cao trị số octan của xăng có trị số octan thấp MO 92 thành xăng có trị số octan cao hơn và làm giảm hàm lượng khí thải ô nhiễm môi trường.

Xăng thành phẩm sản xuất chủ yếu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất là xăng MO 92, một phần là MO 95 và MO 90. Vấn đề nâng cao trị số octan xăng MO 92 lên MO 95 đã được các đơn vị ngành dầu khí quan tâm, nhưng cho đến nay vẫn chưa được thực thi áp dụng. Các đơn vị sản xuất etanol trong nước chỉ quan tâm đến việc pha etanol vào trong xăng, chưa nghiên cứu đến việc pha thêm một phụ gia khác để đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu trị số octan và phù hợp với TCVN của xăng không chì TCVN 6776:2005. Nhóm tác giả: Đào Hùng Cường, Trường đại học sư phạm Đà Nẵng, Nguyễn Đình Thống, Công ty xăng dầu khu vực V- Đà Nẵng, Trương Quốc Hưng, Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất đã tiến hành nghiên cứu công nghệ phối trộn xăng với ferrocene và etanol nhằm nâng cao chỉ tiêu trị số octan của xăng.

Theo kết quả nghiên cứu này, sự phối trộn etanol vào xăng đã làm tăng trị số octan. Với thể tích etanol phối trộn 6% thể tích vào một lượng xăng MO 92 xác định sẽ làm tăng trị số octan lên 95.0. Khi phối trộn 4% thể tích etanol vào trong xăng MO92 và 16mg ferrocene vào trong 1 lít xăng thì trị số octan tăng lên 95.3 nhưng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu hàm lượng oxy, benzen, hàm lượng Fe và độ ổn định oxy hoá theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6776:2005).

Chỉ số octan là 1 đơn vị đo quy ước dùng để đặc trưng cho khả năng chống kích nổ của nhiên liệu, được đo bằng phần trăm thể tích của iso-octan trong hỗn hợp chuẩn gồm n-heptan và iso-octan, tương đương với khả năng chống kích nổ của nhiên liệu ở điều kiện tiêu chuẩn.

Để tăng chỉ số octan cho xăng, trước đây người ta hay trộn tetrametyl chì (TML) hoặc tetraetyl chì (TEL). Nhưng do phụ gia chì rất có hại với con người và môi trường nên nó bị cấm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đã cấm không sử dụng phụ gia chì trong xăng từ năm 2001.

Hiện nay, để năng cao chỉ số octan cho xăng, các hãng sản xuất và chế biến thường dùng biện pháp cải thiện công nghệ lọc dầu, ngoài ra còn sử dụng các phụ gia không chì như etanol, MTBE, MTBA, TAME.

Hoahocngaynay.com

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *