Nghiên cứu mới trong công nghệ chế tạo pin lithium-ion

QUẢNG CÁO

lithium2(Hóa học ngày nay-H2N2)-Các nhà khoa học tại Cambridge đã đưa ra một cách thức đơn giản, hiệu quả cho phép theo dõi các hoạt động hóa học diễn ra bên trong pin lithium-ion, từ đó giúp giải quyết những vấn đề về an toàn cháy nổ – nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của pin lithium-ion.
Công nghệ pin lithium-ion được sử dụng trong nhiều thiết bị điện tử ngày nay như laptop, điện thoại di động… và sẽ được ứng dụng cho phát triển một thế hệ xe hơi điện mới như Nissan Leaf.

Tuy nhiên loại pin này có một nhược điểm rất lớn: qua vài lần sạc và xả sạc, đặc biệt là ở chế độ sạc nhanh, các sợi lithium – hay còn gọi là sợi nhánh – sẽ được tạo thành và bám vào anốt (cực dương) cacbon, gây ngắn mạch, làm giảm khả năng tản nhiệt, dẫn đến khả năng cháy nổ.

Nhược điểm này gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thương mại hóa các loại pin mới hiệu suất cao, có anốt được chế tạo từ lithium thay vì cacbon như hiện nay.

Các nhà khoa học đã sử dụng mô hình lý thuyết và quang học cùng dụng cụ kính hiển vi quét electron để nghiên cứu sự hình thành sợi nhánh. Tuy nhiên, việc xác định số lượng sợi nhánh hình thành đến nay vẫn là một thử thách đối với nhóm.

Nhóm cho biết an toàn cháy nổ là một vấn đề lớn cần được giải quyết trước khi cho ra đời thế hệ pin lithium-ion mới và sử dụng chúng một cách an toàn cho các phương tiện giao thông.

Nhóm hiện đang tiếp tục nghiên cứu để khám phá điều kiện dẫn tới sự hình thành sợi nhánh lithium, từ đó giúp đưa ra các giải pháp để sớm giải quyết vấn đề.

Theo ScienceDaily/Nasati

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *