Nghiên cứu trồng rau không đất

QUẢNG CÁO

khi_canh(H2N2)-Hai sinh viên Trường Đại học KHTN Tp Hồ Chí Minh nghiên cứu phương pháp khí canh trồng rau trong nhà kính, không cần đất nên tiết kiệm được lượng nước tưới, đồng thời cho năng suất cao và chất lượng rau được đảm bảo.  

Đề tài của hai sinh viên nghiên cứu Phương pháp nâng cao sản lượng rau trồng cho Trường Sa của hai sinh viên Hoàng Hiểu Phú và Hoàng Tuý Oanh. Đề tài đã giành giải nhất cuộc thi S-Ideas do Trường Đại học KHTN tổ chức, giải ba cuộc thi Ý tưởng sáng tạo sinh viên Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh và được Thành đoàn Tp Hồ Chí Minh chọn làm công trình thanh niên năm 2011.

Theo đề tài của Hiểu Phú và Thúy Oanh: Dùng phương pháp khí canh trên một số loại rau sẽ tiết kiệm được hơn 70% lượng nước tưới, năng suất cao hơn 4-5 lần so với phương pháp canh tác thông thường. Ngoài ra, khi áp dụng khí canh trên rau trồng, sẽ chủ động được hàm lượng dinh dưỡng của rau, cho rau thành phẩm có chất lượng cao và an toàn. Đặc biệt, chi phí xây dựng chỉ khoảng 30 triệu đồng cho một “nhà kính” có diện tích 25 m2. Nếu cải tạo mô hình trồng rau trong nhà kính có sẵn ở Trường Sa thì chi phí ban đầu còn thấp hơn. Với điều kiện thực tế ở Trường Sa – lượng nước sinh hoạt hằng ngày rất ít, đất đai thường nghèo dinh dưỡng, thiếu phân bón, thuốc trừ sâu… việc sản xuất rau bằng phương pháp khí canh được xem là hiệu quả. Hiểu Phú tâm sự: “Em chưa một lần ra Trường Sa nhưng qua sách báo em biết được ở đây chiến sĩ và nhân dân rất khó khăn về nước sinh hoạt. Từ đó, việc có rau cho bữa ăn hằng ngày trở thành vấn đề lớn. Xuất phát từ ý tưởng này, em quyết định tìm giải pháp khắc phục…”. Thúy Oanh góp thêm: “Em xem báo chí thấy việc trồng rau ở Trường Sa đang gặp khó khăn vì vấn đề nước tưới và ngay cả nước dùng cho sinh hoạt hằng ngày cũng thiếu. Bởi vậy, em và Phú đầu tư đề tài này với hy vọng tìm ra giải pháp giúp các chiến sĩ và nhân dân Trường Sa có được phương pháp canh tác thích hợp đảm bảo lượng rau phục vụ trên đảo”.

Khí canh là phương pháp canh tác khá mới ở nước ta, được GS.TS Nguyễn Quang Thạch áp dụng trong sản xuất giống cây trồng, sử dụng kỹ thuật phun sương để kích thích cây ra rễ mà không cần dùng đất trồng. Bộ rễ cây trồng theo công nghệ này hoàn toàn nằm trong không khí. Nguyên lý của công nghệ này là phun dung dịch dinh dưỡng dạng nhỏ như hạt sương theo chu kỳ lên toàn bộ hệ rễ. Dung dịch thừa được thu lại, lọc, bổ sung để tiếp tục sử dụng. Thời gian phun và số lần phun trong ngày được điều chỉnh hợp lý tùy theo tình trạng sinh lý của cây và nhiệt độ môi trường bên ngoài. Vì có thể điều khiển tự động thời gian phun, dung dịch dinh dưỡng… nên có thể tính chính xác chế độ dinh dưỡng cho từng cây, chẳng hạn cây lấy lá có thể tăng thêm hàm lượng natri, cây lấy củ thêm kali. Ngoài ra, cũng có thể dùng máy bơm cao áp, khí nén, áp lực nước… phun để cây sinh trưởng.

Hoahocngaynay.com

Nguồn Bộ Tài nguyên Môi trường/Nasati

Chia sẻ:

QUẢNG CÁO

Tin liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *